• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Ô Quan Chưởng, Nơi Kết Nối Các Thời Đại Của Hà Nội

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 18/5/2022
    o-quan-chuong-ha-noi
    Du lịch thủ đô Hà Nội, Ô Quan Chưởng hiện lên sừng sững như biểu tượng gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc. Cùng Klook Vietnam khám phá điểm nhấn kiến trúc cổ kính và giàu ý nghĩa này nhé!
    Lịch sử dân tộc ta trong thời đại kinh thành Thăng Long xưa gắn liền với năm cửa ô: đó là Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa và cuối cùng là Ô Quan Chưởng. Trải qua thời gian thăng trầm và nhiều chuyển biến trong văn hoá, Ô Quan Chưởng là cánh cửa cuối cùng còn sót lại ghi dấu thời kỳ phát triển phồn vinh của đất nước. 
    Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, Klook Vietnam sẽ đưa bạn đến Ô Quan Chưởng Hà Nội, nơi được xem như di tích lịch sử, văn hóa không thể bỏ lỡ khi đến Hà Thành nhé!
    o-quan-chuong-ha-noi-1
    Photo By: Wikipedia

    Ô Quan Chưởng Hà Nội Ở Đâu?

    Hiện nay, các bạn có thể ghé đến ngã tư Hàng Chiều – Đào Duy Từ, nơi Ô Quan Chưởng vẫn đang đứng sừng sững hiên ngang giữa lòng thủ đô. Ngày nay, Ô Quan Chưởng còn được phát triển thành một con phố nhỏ với chiều dài gần 80m, nối liền từ cửa ô đến cuối phố Hàng Chiếu, cắt ngang đường Trần Nhật Duật. Từ cửa Ô Quan Chưởng, các bạn có thể ghé ngang 4 con phố lân cận là Đào Duy Từ, Hàng Chiều, Thanh Hà và Trần Nhật Duật.
    Là “nhân chứng sống” cho lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc. Trải qua năm tháng, tuy xung quanh cửa ô chẳng còn lưu giữ được vẻ đẹp nguyên bản của thời kỳ hoàng kim nhưng Ô Quan Chưởng vẫn luôn là biểu tượng của một Hoàng Thành Thăng Long thấm đượm niềm tự hào dân tộc. Ôm ấp câu chuyện vô giá về lịch sử và trường tồn theo chiều dài phát triển của dân tộc - đây có lẽ là điều làm nên vẻ đẹp của Ô Quan Chưởng 

    Vài Gạch Đầu Dòng Thú Vị Về Ô Quan Chưởng Hà Nội

    Ô Quan Chưởng còn được nhiều người biết đến dưới tên Ô Đông Hà. Được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông vào năm 1749. Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông từ phía kinh thành Thăng Long, cách bến sông Hồng chỉ khoảng 80 mét nên nơi đây được chọn làm nơi giao thương hàng hóa, xây dựng chợ lớn và nhỏ khác nhau. 
    Về tên gọi, Ô Quan Chưởng được đặt tên theo sự hy sinh cao cả của một quan sĩ mang tên Chưởng Cơ, người đã cùng 100 binh lính nhà Nguyễn quyết “hiến máu vì nhân dân, hiến thân cho Tổ quốc” khi thực dân Pháp kéo đến tấn công Hà Nội từ cửa ô Đông Hà vào ngày 20/11/1873.
    Dưới sự tàn phá của thực dân Pháp, các cửa ô và con đê cũng bị tàn phá nặng nề nhằm mở rộng thành phố. Khi đó, chính sách phá hủy các dãy phố cổ Hà Nội cũng là một chiến lược của dân Pháp hòng phá hủy văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhưng may mắn thay, bằng tình yêu mạnh mẽ với dân và sự đấu tranh quyết liệt, cai tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu đã giữ được của ô Đông Hà - hay còn gọi là Ô Quan Chưởng ngày nay. Đồng thời, giữ lại một “cánh cửa thời gian” mang hồn dân tộc và sự đấu tranh của ông cha.
    o-quan-chuong-ha-noi-2
    Nguồn ảnh: Unsplash

    Ô Quan Chưởng - Nét Kiến Trúc Không Thể Bỏ Lỡ

    Nếu có cơ hội ghé ngang Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ nhận thấy được loại gạch dùng để xây dựng nên cửa Ô Quan Chưởng có nhiều nét tương đồng. Bằng gạch vồ kết hợp với đá có kích thước lớn, sự bền vững đến từ nguyên liệu này cũng là một phần vô cùng quan trọng để cửa Ô Quan Chưởng vẫn vững chắc tận ngày nay.
    Thiết kế theo lối kiến trúc đặc trưng của thời đại bấy giờ, cửa Ô Quan Chưởng có kết cấu vọng lâu với bố cục ba phần: cửa chính ở giữa, 2 cửa phụ bên trái và bên phải. Chiều cao 3m với kiểu mái uốn cong đặt trên tầng 2. Đặc biệt, khi đến đây du khách sẽ ấn tượng mạnh với tấm bia đá được đặt bên phía trái cửa chính, trên đó khắc lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu với lệnh cấm những người canh gác tại cửa ô không được sách nhiễu phiền người dân qua lại. 
    Tới nay, thành phố cũng đã thực hiện thành công dự án bảo tồn cửa ô với chi phí khá lớn. Những điều này là vô cùng xứng đáng để góp phần giữ lại một nét văn hóa mang đậm vẻ đẹp và lòng tự tôn dân tộc từ ngàn xưa. Mỗi người dân và du khách đi ngang đều như bước qua cánh cửa nối liền dòng chảy lịch sử thời đại.

    Hướng Dẫn Cách Đi Đến Cửa Ô Quan Chưởng Hà Nội Chi Tiết

    Cửa ô nằm trong lòng khu phố cổ Hà Nội, nếu các bạn xuất phát từ hướng Cầu Giấy có thể đi ngang phố Hàng Khay đến Trần Quang Khải và tới Ô Quan Chưởng. 
    Nếu bắt đầu từ Hà Đông, các bạn có thể tìm đến đường Trần Nhật Duật, nơi cắt ngang Ô Quan Chưởng
    Từ trung tâm thủ đô, có rất nhiều cách để di chuyển tới Ô Quan Chưởng, nhưng để thuận tiện cho việc đi lại và đồng thời tìm hiểu sâu về nền văn hóa cũng như di tích lịch sử Hà Nội, xe buýt ngắm cảnh Hop-On Hop-Off sẽ là lựa chọn tuyệt vời và tiết kiệm. Bằng phương tiện này, các bạn có thể tham quan các địa điểm, khám phá Hà Nội từ trên cao qua bằng xe buýt hai tầng và lắng nghe thuyết minh qua giọng dẫn truyền cảm về các địa điểm du lịch nổi bật tại thủ đô Hà Nội
    Tìm kiểu trải nghiệm di chuyển liền mạch và riêng tư? Đã có ngay dịch vụ thuê xe ô tô riêng, với các tài xế giàu kinh nghiệm, đưa đón khách đúng thời gian và quy tắc phục vụ chuyên nghiệp. Với sự hiểu biết sâu rộng về địa phương, các tài xế có thể đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích về lịch trình và hướng dẫn bạn đến bất cứ nơi đâu trong nội thành lẫn khu vực lân cận. Còn nếu chuộng cảm giác được tự mình chạy quanh các con phố, tận mắt nhìn ngắm và tận hưởng khí trời Hà Thành, xe máy chắc chắn là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. 
    o-quan-chuong-o-dau
    Nguồn ảnh: Unsplash

    Các Địa Điểm Du Lịch Gần Ô Quan Chưởng

    Đã đến Ô Quan Chưởng thì tại sao không ghé đến các địa điểm lân cận để đi cho trọn và tận hưởng vẻ đẹp riêng biệt của từng nơi. Chắc chắn các bạn sẽ phải lưu vào máy nhiều khung hình đẹp và lưu vào tâm trí những kỉ niệm khó có thể nào quên tại đây. Tận hưởng sự lung linh về đêm của phố cổ Tạ Hiện hay ghé thăm chợ đêm Hà Nội vừa hợp túi tiền vừa được nhìn ngắm vẻ đẹp của những người dân lao động tại đây.
    Là trái tim của đất Việt, Hà Nội còn mang vẻ đẹp của những địa danh làm nên tâm hồn lịch sử tại Điện Kính Thiên hay sự trang nghiêm nơi bất cứ người con da vàng máu đỏ nào cũng phải ghé qua - Quảng trường Ba Đình lịch sử.
    o-quan-chuong-ha-noi-4
    Nguồn ảnh: Unplash
    Sau khi tham quan những địa điểm làm nên nét đẹp cổ xưa của Hà Thành, hãy dành một ngày hoặc nhiều ngày hơn nữa để tận hưởng những trải nghiệm có một không hai tại đây. Nếu yêu thích bầu trời, trải nghiệm ngay cảm giác được chạm thật gần vào khoảng trời xanh kia bằng dù lượn tại đồi Bù
    Dạo quanh phố phường Hà Nội, đi xích lô và thưởng thức ẩm thực cũng sẽ là trải nghiệm thú vị tại đây. Nếu bạn muốn tự mình làm nên những bình gốm trang trí xinh đẹp, ghé ngay làng gốm Bát Tràng và khám phá các sản phẩm gốm truyền thống được trưng bày. Cũng đừng quên thưởng thức món ngon trứ danh Hà Nộiđịa điểm du lịch gần Hà Nội thiệt năng động cho một ngày hoàn hảo tại Thủ đô.
    o-quan-chuong-ha-noi-5
    Nguồn ảnh: Unplash
    Cửa Ô Quan Chưởng tuy không phải là một nơi bạn có thể chơi hết sức mình hay thưởng thức những món ngon khó cưỡng. Đây chỉ đơn giản là nơi bạn có thể ghé ngang, tận hưởng khoảng lặng hiếm hoi rất đỗi “Hà Nội" và tưởng nhớ một thời lịch sử đáng tự hào của dân tộc. 
    Với những chia sẻ trên đây, Klook Vietnam hi vọng rằng bạn sẽ có dịp mục sở thị Ô Quan Chưởng - “cánh của thời đại” giữa lòng thủ đô; và nếu bạn đã sẵn sàng, hãy mau chóng ghé qua Klook để tìm kiếm những ưu đãi hàng đầu để chuyến du lịch càng thêm trọn vẹn nhé!
    Cùng bạn bè đến Ô Quan Chưởng và trải nghiệm những ngày nhàn rỗi xung quanh khu vực phố cổ. Tại sao không?
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: