• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Khuê Văn Các, Di Tích Văn Hóa Nho Giáo Nghìn Năm

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 16/2/2022
    khue-van-cac

    Nguồn ảnh: phanvienmiennam

    Nếu muốn hiểu hơn về di sản văn hoá Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, bạn nhất định phải đến Khuê Văn Các. Cùng tìm hiểu về di tích hàng nghìn năm tuổi này nhé!
    Trong quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám có một di tích quốc gia đặc biệt, một đơn nguyên kiến trúc, đó là Khuê Văn Các. Công trình này được xây dựng từ thời Nguyễn, và được xem như hình ảnh tượng trưng cho nền văn chương, khoa cử của Việt Nam. Không những thể hiện truyền thống hiếu học và nền văn hiến lâu đời của người Việt, Khuê Văn Các còn hàm chứa những giá trị văn hóa, lịch sử riêng. 
    Cùng với Liên Hoa Đài ở Chùa Diên Hựu, Tháp Rùa ở Hồ Gươm, Khuê Văn Các nằm trong số những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của vùng đất ngàn năm văn vật, và cũng là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Hãy cùng Klook tìm hiểu đôi chút về Khuê Văn Cát trước chuyến du lịch Hà Nội sắp tới nhé!

    Khuê Văn Các Ở Đâu?

    Khuê Văn Các tọa lạc trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được xem như là trường đại học đầu tiên của người Việt. Từ ngoài vào trong quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các cổng được xây theo thứ tự là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.

    Hướng Dẫn Cách Đi Đến Khuê Văn Các

    Để đến địa chỉ Văn Miếu – Quốc Tử Giám tại 57 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, bạn có thể chọn phương tiện cá nhân, hoặc taxi, xe buýt.
    Với những bạn đi xe buýt, bạn hãy chọn các tuyến: 32, 41, 23, 38, 02 và xuống tại điểm dừng gần nhất rồi đi bộ tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
    Ngoài ra, trải nghiệm xe buýt 2 tầng Hop On Hop Off đi qua các địa danh nổi tiếng ở Hà Nội, trong đó có Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cũng thú vị lắm đó.
    Nếu di chuyển bằng ô tô, xe máy, bạn có thể xem trước bản đồ rồi theo đó mà đi. Đặc biệt, với dịch vụ thuê xe riêng có kèm tài xế của Klook thì bạn chỉ cần thong thả tận hưởng chuyến đi mà không cần lo lắng gì về đường xá nha.

    Ý Nghĩa Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám

    khue-van-cac-ha-noi
    Nguồn ảnh: vanhoanghethuat
    Dù chỉ là một công trình nhỏ trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng Khuê Văn Các mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, truyền tải thông điệp văn hóa của dân tộc, và còn có yếu tố phong thủy quan trọng, ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc.
    Khuê Văn Các có nghĩa là “Gác Sao Khuê”, xưa là nơi họp bình những bản văn xuất sắc của các sĩ tử trong khoa thi hội, hoặc những áng thơ hay của các thi hào. Căn gác tuy nhỏ nhưng giản dị, tao nhã, soi bóng xuống Thiền Quang Tỉnh, được bao quanh bởi vườn cây cổ thụ, và xa xa là ao sen vuông vắn.
    Nói về Sao Khuê, đây là một ngôi sao trong Nhị Thập Bát Tú, tức là 28 ngôi sao trong 7 chòm sao có thực trên bầu trời. Theo sách Hiếu Kinh, Sao Khuê tượng trưng cho văn chương, khoa cử. Vì thế, các bậc thi nhân và sĩ tử năm xưa luôn muốn đặt chân đến Khuê Văn Các để ghi lại dấu ấn của mình ở nơi đây.
    Xét về mặt phong thủy, Khuê Văn Các thường được nhắc cùng với Thiên Quang Tỉnh – Giếng Ánh Sáng Trời. Thiên Quang Tỉnh có hình vuông, tượng trưng cho đất, thuộc yếu tố Âm; còn cửa Khuê Văn Các có hình tròn, tượng trưng cho trời, thuộc yếu tố Dương. Như vậy, về tổng thể, đây là nơi hội tụ tinh hoa của đất trời ở giữa chốn đế đô, soi sáng cho nền văn chương khoa cử của nước Việt, và mong muốn có thật nhiều hiền tài để xây dựng đất nước vững mạnh.

    Lịch Sử Khuê Văn Các

    khue-van-cac-o-dau
    Nguồn ảnh: vanhoanghethuat
    Năm 1070, vua Lý Thánh Tôn ban lệnh xây dựng Văn Miếu. 6 năm sau, vua Lý Nhân Tông cho xây thêm Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. 
    Đến thời Hậu Lê, khi Nho giáo thịnh hành khắp chốn, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia vinh danh các tiến sĩ từ khóa 1442 trở đi.
    Khi nhà Nguyễn dời đô vào Huế, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mới được lập tại đây, còn Văn Miếu trước đây được vua Gia Long ấn định là Văn Miếu Thăng Long vào năm 1802.
    Năm 1805, Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các trong khuôn viên Văn Miếu Thăng Long.
    Như vậy, Văn Miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám Thăng Long thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức; về sau, được cho xây thêm Đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
    Vào năm 1999, công trình Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đã được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.

    Kiến Trúc Khuê Văn Các Độc Đáo 

    lich-su-khue-van-cac
    Nguồn ảnh: baochinhphu
    Khuê Văn Các một lầu vuông có 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, được xây trên nền vuông lát gạch Bát Tràng và cao hơn mặt đất khoảng 1m.
    Tầng dưới là 4 trụ đá vuông được chạm trổ cầu kỳ, còn tầng trên là căn gác gỗ được lợp ngói ống. Bốn cạnh gác có diềm gỗ có họa tiết, xung quanh là lan can con tiện. 4 mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn, xung quanh là những thanh gỗ tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho các tia sáng của Sao Khuê. Các câu đối mang nội dung tôn vinh vẻ đẹp của Khuê Văn Các, văn hóa, văn chương được trưng bày xung quanh căn gác.
    Trên gác có treo tấm biển đề 3 chữ Hán: “Khuê Văn Các” được sơn son thếp vàng. 
    Hai bên Khuê Văn Các có hai cửa nhỏ là cửa Bí Văn, có nghĩa là “văn chương trau chuốt”, và cửa Súc Văn, ý chỉ “văn chương súc tích”. Đây chính là hai tiêu chí cơ bản của văn chương để những nho sinh theo đó mà phấn đấu, rèn luyện.
    Với những yếu tố độc đáo về kiến trúc và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Khuê Văn Các đã trở thành một công trình mang tính biểu tượng cho nền văn hóa, lịch sử ở Việt Nam.

    Các Địa Điểm Du Lịch Gần Khuê Văn Các

    khue-van-cac
    Nguồn ảnh: baolaodong
    Từ khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bạn có thể kết hợp tham quan rất nhiều di tích, đền chùa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở trung tâm thủ đô Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàng thành Thăng Long, Nhà thờ Lớn Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hay xóm đường tàu xuyên qua lòng phố cổ Hà Nội.
    Ngoài ra, một tour đi khắp phố phường và nông thôn Hà Nội trên xe jeep cổ điển sẽ làm chuyến tham quan của bạn trở nên thú vị, mới lạ hơn rất nhiều.

    Các Khách Sạn Gần Khuê Văn Các

    khue-van-cac
    Nguồn ảnh: PullmanHanoi 
    Nếu yêu thích quang cảnh bình yên, cổ kính ở gần khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ lưu trú nổi bật dưới đây và đặt phòng qua kênh của Klook để có giá tốt nè. Đừng quên nhập mã ưu đãi dành riêng cho #teamKlook để được giảm giá nhiều hơn nữa nha. 
    Du lịch Hà Nội không cần phải lo lắng vì còn nhiều khách sạnhomestay, và resort gần Hà Nội tọa độ xịn, giá mềm, tha hồ cho bạn lựa chọn.

    1. Monstera House

    • Địa chỉ: 12 Đoàn Thị Điểm, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
    • Giá tham khảo: từ 520.000đ/đêm

    2. Hotel De la Seine

    • Địa chỉ: 47 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
    • Giá tham khảo: từ 613.000đ/đêm

    3. The Wooden Apartments

    • Địa chỉ: 65 Ngô Sĩ Liên, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
    • Giá tham khảo: từ 650.000đ/đêm

    4. Văn Miếu Hotel

    • Địa chi: 50 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội,
    • Giá tham khảo: từ 394.000đ/đêm

    5. Pullman Hanoi Hotel

    • Địa chỉ: 40 Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
    • Giá tham khảo: từ 1.556.000đ/đêm
    Có thể nói, Khuê Văn Các là một công trình kiến trúc đặc trưng của văn hóa Nho giáo, đồng thời là nơi tưởng nhớ Khổng Tử. Nếu như Khuê Văn Các ở nơi khác có độ hoành tráng về quy mô thì ở Việt Nam, gác văn lại nhỏ nhắn, đơn giản nhưng đầy tính mỹ học, đem lạ cảm hứng nhân văn.
    Thủ đô Hà Nội có nhiều công trình mang tính biểu tượng, nhưng Khuê Văn Các khái quát truyền thống hiếu học, nền văn hiến nghìn năm đáng tự hào của vùng đất này. Do vậy, du lịch Hà Nội mà không ghé qua tham quan Khuê Văn Các cũng như quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một thiếu sót lớn.
    Bên cạnh đó, hành hương, tham quan những ngôi chùa thiêng ở Hà Nội cũng sẽ đem lại cho bạn những giây phút thư thái, và dâng những ước nguyện tốt lành. Hãy ghé thăm Blog của Klook Vietnam để tìm hiểu thêm về kinh nghiệm du lịch Hà Nội – Sapa, khám phá Hà Nội trong 1 ngày, danh sách món ngon Hà Nội, các địa điểm ăn uống được đánh giá cao ở Hà Nội và hơn thế nữa.
    Bạn đã ghé thăm Khuê Văn Các hay chưa? Cùng chia sẻ những điều thú vị với Klook Vietnam nhé!
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: 
    Lưu vào Yêu thích
    Tổng quan
    Lưu vào Yêu thích