• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Làng Cổ Đường Lâm: Kinh Nghiệm Du Lịch Tự Túc Hữu Ích

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 1/8/2023
    lang-co-duong-lam

    Nguồn ảnh: Canva

    Làng cổ Đường Lâm, nơi lý tưởng cho bạn khám phá văn hóa ngay tại Hà Nội. Theo dõi Klook và lưu lại những tips du lịch bổ ích tại địa điểm này nhé!
    Làng cổ Đường Lâm là cánh cổng thời gian gắn kết quá khứ và hiện tại ngay tại thủ đô Hà Nội. Cổng làng, mái đình, cây đa, bến nước, cùng nhiều dấu ấn của một ngôi làng Việt Nam xưa được lưu giữ trọn vẹn trong làng. Đến nơi đây bạn sẽ có cơ hội khám phá những nét văn hóa xưa qua từng kiến trúc, con đường, và câu chuyện hấp dẫn.Theo chân Klook để hiểu thêm về ngôi làng cổ này cũng như lưu lại những kinh nghiệm du lịch hữu ích cho chuyến đi của bạn nếu có cơ hội nhé!

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ! 

    Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.

    Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook 

    Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu   

    Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội 

    Gần Hà Nội Có Gì Chơi?  

    Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!

    Giới Thiệu Làng Cổ Đường Lâm

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: Canva
    Làng cổ Đường Lâm, là là cổ đầu tiên được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, nằm tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Làng cổ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40 kilomet về phía Tây Bắc. Được thành lập từ hàng trăm năm trước, Đường Lâm bao gồm 9 làng nằm trong tổng Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Thọ, trấn Sơn Tây. Trong số đó, 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm nằm liền kề nhau.
    Những làng này đã gắn kết với nhau để tạo thành một thể thống nhất, bảo tồn phong tục, tập quán và tín ngưỡng suốt nhiều năm qua. Đường Lâm còn nổi tiếng với biệt danh "một ấp hai vua", vì là nơi ra đời của của hai vị vua lừng danh trong lịch sử Việt Nam, Phùng Hưng và Ngô Quyền.
    Ngoài những giá trị về văn hóa, làng cổ còn nổi tiếng với kiến trúc xưa độc đáo. Đặc trưng kiến trúc nơi đây là những ngôi nhà gỗ có tường đá ong. Mỗi viên đá nặng gần 20 kilogram được người dân đào từ dưới đất lên, cắt xẻ thành bản vuông rồi xây dựng nhà cửa. Mặc dù có bề ngoài gồ ghề, không mấy đẹp mắt, những tường đá ong này lại giúp ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè, và ấm áp vào mùa đông. Hiện nay, tại Đường Lâm vẫn còn tới 956 ngôi nhà đá ong cổ cho bạn thỏa thích khám phá. 

    Làng Cổ Đường Lâm Ở Đâu? Hướng Dẫn Đi Làng Cổ Đường Lâm

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: Canva
    Làng cổ thuộc ngoại ô Hà Nội, và chỉ mất khoảng 1 giờ đi xe để di chuyển từ trung tâm thủ đô đến Đường Lâm. Nếu chưa biết đến địa điểm này, thì hãy theo dõi nội dung bên dưới để biết chi tiết cách đi đến Đường Lâm!

    1. Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm Bằng Phương Tiện Cá Nhân

    • Xe hơi: Từ Hà Nội, bạn đi theo đường cao tốc 08 (Hòa Lạc), đến Quốc Oai rẻ vào quốc lộ 32, từ đó đi thêm khoảng 10km nữa, bạn sẽ đến làng cổ Đường Lâm.
    • Xe máy: Từ Hà Nội, bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long, rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc, rồi tiếp tục đi theo đường 21 để đến làng cổ. Dọc đường đi đến làng cổ sẽ có những biển dẫn chỉ đường, nên bạn có thể yên tâm nhé!

    2. Đi Đến Làng Cổ Bằng Phương Tiện Công Cộng

    • Xe khách: Tại Hà Nội có nhiều hãng xe chạy từ Hà Nội đến Đường Lâm. Bạn có thể bắt các xe có tuyến Mỹ Đình - Phú Thọ, tại các bến xe như Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Giáp Bát,... 
    • Xe buýt đi làng cổ Đường Lâm: Đây là phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn để thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Để đến làng cổ, bạn cần bắt một trong số các tuyến xe buýt: 89 từ Yên Nghĩa đi bến xe Sơn Tây, 73 từ Mỹ Đình đi chùa Thầy, và 71 từ Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây. Giá vé dao động từ 9.000 đồng đến 20.000 đồng cho 1 vé.
    • Taxi: Nếu muốn di chuyển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, thì bạn có thể chọn đi xe taxi đến làng cổ. Giá cước xe taxi dao động từ 8.500 đồng đến 12.000 đồng cho 1 kilomet. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi rõ tài xế về giá cước và hành trình di chuyển để trước khi đi nhé! 
    • Thuê xe: Nếu muốn tự do sắp xếp lịch trình di chuyển mà chưa có phương tiện thì bạn có thể tham khảo dịch vụ thuê xe tự lái tại Klook.

    Kinh Nghiệm Đi Làng Cổ Đường Lâm Tự Túc

    Để có trải nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm tự túc thuận lợi, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây của Klook để chuẩn bị cho hành trình của mình.

    Lịch Mở Cửa Làng Cổ Đường Lâm Và Giá Vé Vào Cổng Tham Khảo

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: Canva
    Để bắt đầu hành trình khám phá làng cổ Đường Lâm, trước tiên bạn cần nắm rõ lịch mở cửa của làng. Làng cổ mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày, gồm cả các ngày lễ tết. Để tham quan được nhiều điểm trong làng, bạn nên sắp xếp lịch trình để đến đây sớm để có nhiều thời gian. 
    Giá vé vào tham quan làng cổ là 20.000 đồng/người, đối với những bạn cần gửi xe thì giá gửi xe máy là 10.000 đồng/lượt. Trong làng cổ có dịch vụ cho thuê xe đạp để cho bạn tiện di chuyển, giá thuê theo giờ là 30.000 đến 50.000 đồng, còn giá thuê nguyên ngày là 80.000 đồng đến 100.000 đồng. 

    Các Homestay & Khách Sạn Giá Tốt Ở Làng Cổ Đường Lâm

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: Booking.com
    Thông thường, nếu muốn khám phá hết Đường Lâm thì lịch trình du lịch tại đây thường kéo dài hai ngày. Vậy nên chuẩn bị chỗ ở gần khu vực làng cổ là hết sức cần thiết. Klook gợi ý cho bạn một số điểm lưu trú bên dưới:

    1. Elephant House - Đường Lâm Homestay

    Homestay này chỉ các làng cổ 4 phút đi bộ, giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển. Một số tiện ích tại đây gồm: view sân vườn, wifi miễn phí, chỗ đậu xe miễn phí, phòng điều hòa, và phục vụ bữa sáng.
    • Địa chỉ: 44 đường Cam Thịnh, xã Đường Lâm, Sơn Tây.

    2. Duong Lam homestay - House Number 9

    Homestay có vị trí thuận lợi cho du khách khi chỉ cách làng cổ 7 phút đi bộ. Một số tiện ích dành cho khách tại đây gồm: có sân vườn, phòng được trang bị đầy đủ tủ quần áo, phòng tắm vòi sen,...
    • Địa chỉ: Ngách 7b, ngõ 6B Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây.

    3. Mô he

    Dù cách làng cổ khá xa, 21 phút lái xe, đây vẫn là một nhà nghỉ độc đáo dành cho bạn. Nhà nghỉ được xây theo phong cách nhà người Tày, với cách trang trí vô cùng nên thơ. Một số tiện ích tại nhà nghỉ này, gồm: sân vườn, quầy bar, sân hiên, view hồ nước, wifi, chỗ đỗ xe miễn phí, và cung cấp bữa sáng.
    • Địa chỉ: Đường tỉnh 416, Kim Sơn, Sơn Tây.

    4. Tomodachi Retreat - Làng Mít

    Đây là một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho bạn và gia đình, cách làng cổ 28 phút lái xe. Không gian tại đây được thiết kế thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên đẹp tuyệt vời xung quanh. Bạn có thể sử dụng nhiều dịch vụ tiện nghi tại đây như: nhà hàng, hồ bơi ngoài trời, quán bar, sân sườn, xe đạp miễn phí, đưa đón sân bay, và phục vụ bữa sáng.
    • Địa chỉ: Thôn Trại Láng, xã Cổ Đông, Sơn Tây. 

    Làng Cổ Đường Lâm Có Gì Chơi? Hoạt Động Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội

    Với hàng trăm năm lịch sử, làng cổ Đường Lâm tự hào với nhiều điểm tham quan độc đáo, tạo nên một không gian lý tưởng để bạn khám phá và trải nghiệm. Bỏ túi ngay những điểm đến nổi bật bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch làng cổ Đường Lâm nhé!

    1. Cổng Làng Đường Lâm 

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: Canva
    Cổng làng Đường Lâm, hay còn biết đến là cổng làng Mông Phụ, là nơi đánh dấu điểm bắt đầu cho hành trình khám phá làng cổ. Cổng làng được xây dựng vào năm 1833, mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê. Những lớp đá tổ ong được cắt xẻ, và xây dựng tỉ mỉ tạo nên cổng vòm mang nét đẹp cổ kính. Đi cùng với cổng làng, là cây đa 300 năm tuổi xum xuê tươi tốt. Ngồi dưới gốc cây đa, bạn có thể tận hưởng được những làn gió mát, và cảm nhận sự yên bình như quay về thời xa xưa.

    2. Nhà Cổ Đường Lâm 

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: Canva
    Trong lòng làng Cổ Đường Lâm, những ngôi nhà cổ là bảo vật văn hóa đáng trân trọng. Trong số đó, nhà cổ Bà Điền với hơn 200 năm tuổi đời, là một điểm đến không thể bỏ qua nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống Bắc Bộ xưa. Những lớp rêu bám trên tường, những viên ngói vỡ và màu sắc nhạt nhòa, tất cả tạo nên một vẻ đẹp hòa quyện giữa cái cũ và cái mới. 
    Bên cạnh đó, phong cách trang trí của nhà cổ Bà Điền cũng đậm chất cổ xưa. Mỗi chi tiết, từ cửa vào, cửa sổ, tường, trần nhà đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang lại một cảm giác trầm lắng và thanh bình. Bước chân vào đây, bạn sẽ như được trở về thời kỳ xa xưa, khi mà cuộc sống vẫn đơn sơ, gắn kết với văn hóa và truyền thống.

    3. Chùa Mía Làng Cổ Đường Lâm 

    Trong hành trình khám phá làng Cổ Đường Lâm, Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) là một điểm tham quan tâm linh không thể bỏ qua. Với hàng trăm pho tượng được lưu giữ từ thời lâu đời, ngôi chùa này thu hút nhiều tăng ni phật tử và du khách đến thăm.
    Chùa Mía được xây dựng từ lâu đời, và được tôn tạo lại vào năm 1632 bởi phi tần của chúa Trịnh - Ngô Thị Ngọc. Sau này, người dân đặt cho bà hiệu “Bà Chúa Mía” và tạc tượng thờ trong chùa. Đến ngày nay, ngôi chùa vẫn còn giữa được nguyên vẹn như lúc được Bà Chúa Mía tôn tạo. Nhiều du khách đến đây để cầu may mắn, và chiêm ngưỡng kiến trúc ấn tượng của ngôi chùa.

    4. Đình Mông Phụ 

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: Canva
    Trong lòng làng cổ Đường Lâm, có một công trình kiến trúc mang tên đình Mông Phụ, một điểm đến vô cùng đặc biệt bởi sự cổ kính. Đình làng này gây ấn tượng khi là một trong những ngôi đình lâu đời nhất vùng Sơn Tây, với tuổi đời đã lên đến 380 năm.
    Bước vào Mông Phụ Đình, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự lắng đọng của thời gian qua những bức tường rong rêu và mái nhà đơn sơ, giản dị. Đình làng mang dấu ấn của kiến trúc Việt Mường, với sàn gỗ cách đất. Cấu trúc đình được chia thành nhiều khu vực, gồm: Nghi Môn, sân đình, tòa Tả Mạc và Hữu Mạc hai bên, cùng với tòa Đại đình nằm ở trung tâm. Những hoành phi câu đối cổ, với niên đại mấy trăm năm, làm tăng thêm không gian lịch sử và trang nghiêm của đình. 

    5. Đình Phùng Hưng 

    Trong cuộc kháng chiến chống lại ách đô hộ của đất nước ta, tên tuổi của vị anh hùng Phùng Hưng đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Không chỉ là một nhà vua chiến đấu xuất sắc, ông còn là biểu tượng của lòng yêu nước và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam. Để tưởng nhớ và tri ân vị anh hùng này, nhiều đền thờ Phùng Hưng đã được xây dựng khắp nơi trên toàn quốc, trong đó có một đình đặc biệt nổi bật tại Làng Cổ Đường Lâm. Đình Phùng Hưng ở Làng Cổ Đường Lâm không chỉ là một công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử, mà còn là một nơi thiêng liêng để tưởng nhớ và thắp hương cho ông. 

    6. Đền Và Lăng Ngô Quyền 

    Đền và Lăng Ngô Quyền là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua khi bạn đến thăm làng Cổ Đường Lâm. Quần thể đền và lăng này nằm trên đồi Cấm, tạo nên một không gian yên tĩnh, thanh bình. Công trình này được xây dựng nhằm tưởng nhớ và tôn vinh vị vua có công to lớn với đất nước. 
    Dù chỉ có diện tích nhỏ, nhưng nơi đây luôn được chăm sóc tỉ mỉ, phù bóng mát xanh tươi của các loài cây và hoa quý. Bất kể mùa nào trong năm, bạn đều có thể tận hưởng không gian thoáng mát và hài hòa, cùng với cảm giác linh thiêng khi bước vào nơi đây. 

    Kinh Nghiệm Ăn Uống Ở Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: VnExpress
    Làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và văn hóa truyền thống, mà còn thu hút du khách bởi những món ăn ngon và đặc sản độc đáo. Đừng quên lưu lại các món ăn dưới đây để thưởng thức khi đến làng cổ!
    • Thịt quay đòn: Thịt heo được chế biến theo phương pháp truyền thống cầu kỳ, mang đến hương vị đậm đà và mềm thơm. Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng tại Đường Lâm mà bạn không nên bỏ qua.
    • Bánh tẻ: Thường hay xuất hiện trong các mâm cỗ của người Sơn Tây, bánh tẻ là món ăn ngon nhiều người tìm kiếm khi đến thăm làng cổ.
    • Chè lam: Được làm từ bột nếp, đậu phộng, mạch nha, gừng tươi, chè lam là món bánh đặc sản của vùng đất Hà Nội. Vị ngọt, thơm, bùi của bánh sẽ khiến bạn nhớ mãi.
    • Gà mía: Đến Đường Lâm, vùng đất hai vua, thì bạn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức món gà mía. Đây từng là một sản vật tiến vua, bởi có vẻ ngoài đẹp như công, như phượng. 
    • Ngoài những món trên, Klook đã tổng hợp thêm 24 món ngon Hà Nội nghe tên là thèm cho bạn nhiều sự lựa chọn ẩm thực khi du lịch tại đây!

    Mua Gì Làm Quà Khi Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm?

    lang-co-duong-lam
    Nguồn ảnh: VnExpress
    Để mua được những món quà ý nghĩa cho người thân, bạn có thể tham khảo những món sau:
    • Tương chấm: Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với sản xuất tương chấm truyền thống. Với hương vị độc đáo khó quên, tương chấm là một món quà lý tưởng để mang về làm quà cho người thân yêu.
    • Kẹo dồi: Từng thanh kẹo trắng giòn cuộn tròn với nhân đậu phộng thơm bùi bên trong là món ăn quen thuộc của người dân miền Bắc. Đây là một món quà nhỏ gọn và dễ thích hợp để mang về và chia sẻ với bạn bè và người thân.
    • Bánh gai: Bánh gai được làm từ bột gạo nếp, thịt heo, đậu xanh, vừng. Tất cả nguyên liệu được gói trọn trong lá gai, hấp chín tạo nên một món bánh đặc sản tại Đường Lâm.
    • Tranh vẽ làng cổ Đường Lâm: Tranh vẽ làng cổ Đường Lâm thường thể hiện vẻ đẹp của làng quê Việt Nam với kiến trúc truyền thống và cảnh quan tuyệt đẹp. Một bức tranh làng cổ Đường Lâm sẽ là một món quà tuyệt vời để trang trí không gian sống cho bạn và người thân.
    Trải qua hàng thế kỷ, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ vững nhịp sống truyền thống của dân tộc. Những câu chuyện cổ xưa, những giá trị văn hóa sâu sắc vẫn được truyền tụng và gìn giữ. Không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng, làng cổ ở Đường Lâm là hình ảnh sống động của sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, nơi du khách có thể cảm nhận sức sống của di sản văn hóa ngay tại thủ đô.

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá các ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với các #teamKlook cùng sở thích nhé.
    Mời bạn ghé thăm Làng Cổ Đường Lâm!
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: