• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế: Ngược Dòng Về Triều Nguyễn

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 16/10/2023
    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Bảo tàng cổ vật cung đình Huế là nơi lưu giữ những kỷ vật chứa đựng kho tàng văn hóa triều nhà Nguyễn. Cùng Klook khám phá điểm đến đầy giá trị lịch sử này nhé!
    Cố đô Huế, nơi trải qua nhiều thăng trầm và biến động, vẫn luôn mang trong mình vẻ đẹp hoài cổ mà trang nghiêm. Trải qua hàng thế kỷ, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đã chứng kiến nhiều đổi thay, trở thành nhân chứng sống về một thời vàng son của đất nước.
    Tính đến hiện nay, bảo tàng là nơi trưng bày nhiều hiện vật từ thời kỳ nhà Nguyễn nhất trong cả nước. Những cổ vật tại đây là chìa khóa mở ra cánh cửa thời gian đưa bạn trở về một thời huy hoàng của triều đại xưa. Cùng Klook Vietnam đến Huế và khám phá điểm tham quan đậm dấu ấn lịch sử này nhé!

    Giới Thiệu Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

    Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế Ở Đâu?

    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Canva
    Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm tại địa chỉ số 03 đường Lê Trực, phường Phú Hậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tọa lạc ở trung tâm cố đô, bảo tàng là một điểm đến lý tưởng cho những tâm hồn yêu lịch sử và văn hóa nước nhà. 
    Bảo tàng Cổ vật cung đình là một phần thuộc Quần thể di sản Cố đô Huế. Từ đây, #teamKlook có thể thuận tiện ghé thăm nhiều di tích lịch sử ấn tượng khác như: Kinh thành Huế, Hoàng Thành, tử cấm thành, lăng tẩm, Văn miếu Quốc Tử Giám, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, cung An Định,...

    Hướng Dẫn Di Chuyển Đến Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

    Di chuyển đến Huế:
    Các bạn #teamKlook từ miền Bắc và miền Nam có thể tham khảo các phương tiện di chuyển đến Huế dưới đây:
    • Máy bay: Bạn có thể đặt vé máy bay đến sân bay Phú Bài (Huế) tại các sân bay trong nước và quốc tế. Tùy theo điểm bay mà giá vé sẽ khác nhau, bạn nên tra giá vé và đặt trước để đảm bảo lịch trình du lịch.
    • Tàu lửa: Nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên ấn tượng dọc đường đến Huế, tàu lửa sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Ở Huế có 3 ga tàu để bạn chọn làm điểm dừng, gồm ga Huế, ga Hương Thủy Khối 1, và ga Lăng Cô. Bạn có thể truy cập các website bán vé tàu để tham khảo loại ghế và giá vé.
    Di chuyển trong thành phố Huế:
    Để đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, #teamKlook có một số lựa chọn tiện lợi để di chuyển trong khu vực nội thành như:
    • Xe máy: Trong khu vực trung tâm thành phố Huế, bạn có thể dễ dàng tìm được các cửa hàng cho thuê xe theo ngày, với giá dao động từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng. Bạn nên kiểm tra xe khi nhận để đảm bảo xe vẫn hoạt động tốt, có thể đưa bạn vi vu khắp Huế nhé!
    • Taxi: Huế là một thành phố phát triển, cung cấp dịch vụ taxi rất tốt. Bạn có thể chọn các hãng xe nổi tiếng như Mai Linh, Phú Xuân Huế, Vinasun, Thành Công,... Giá cước mở cửa xe từ 4.500 đồng đến 5.500 đồng, trung bình mỗi chuyến đi khoảng 180.000 đồng đến 250.000 đồng.

    Lịch Sử Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, một chứng nhân lịch sử đã tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử nơi cố đô. Trung tâm của bảo tàng là điện Long An, được xây dựng năm 1845 dưới triều đại của vua Thiệu Trị. Điện Long An từng là nơi nghỉ ngơi và thư giãn của vua khi rời khỏi Hoàng thành.
    Đến năm 1909, dưới thời vua Duy Tân, điện Long An được sử dụng để làm thư viện cho trường Quốc Tử Giám, đổi tên thành Tân Hoa Viện. Tiếp đó, vào khoảng thời gian từ 1913 đến 1923, Điện Long An được sử dụng để trưng bày những hiện vật do Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tầm được. 
    Từ đó, Bảo tàng đã trải qua nhiều giai đoạn với các tên gọi khác nhau, từ ban đầu là Musée Khai Dinh (1923) đến Tàng Cổ Viện (1947), Bảo tàng Huế (1958), Nhà trưng bày Cổ vật (1979), Bảo tàng Cổ vật Huế (1992), Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế (1995), và hiện nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
    Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế không chỉ là nơi trưng bày di sản văn hoá quý giá, mà còn là một phần quan trọng trong Quần thể di tích cố đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993. Đây là điểm đến không thể bỏ lỡ đối với những ai muốn khám phá và hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hoá đặc biệt của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

    Giá Vé Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế Tham Khảo

    Giá vé các điểm di tích tại thành phố Huế gồm: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, cung An Định, và lăng Thiệu Trị, tính từ ngày 01.04.2023 được áp dụng với du khách quốc tế và trong nước như sau:
    • Vé người lớn: 50.000 đồng/vé/địa điểm
    • Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 1m4: Miễn phí

    Mua Vé Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế Trên Klook

    Khám phá lịch sử và văn hóa độc đáo của Huế dễ dàng hơn bao giờ hết với ứng dụng Klook Vietnam. Chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến cho bạn một trải nghiệm đặt vé tiện lợi với những ưu đãi đặc biệt:
    • Hoàn huỷ miễn phí trong vòng 24 giờ: #teamKlook có thể yên tâm với chính sách hủy vé và hoàn tiền miễn phí trong vòng 24h, cho phép bạn linh hoạt thay đổi kế hoạch nếu cần.
    • Xác nhận tức thời: Sau khi đặt vé trên Klook, bạn sẽ nhận được xác nhận tức thời qua email hoặc ứng dụng Klook. Nếu không nhận được mail bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
    • Combo vé ưu đãi: #teamKlook có thể đặt vé combo tham quan Bảo tàng và cung An Định để tham quan hai điểm đến nổi tiếng với mức giá hấp dẫn trên Klook Vietnam.

    Các Điểm Nhấn Đặc Sắc Tại Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

    1. Ngược Dòng Lịch Sử Tìm Về Điện Long An

    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý báu về triều đại Nhà Nguyễn. Trong số các nơi quan trọng của bảo tàng, Điện Long An nổi bật với một lịch sử biến động và kiến trúc độc đáo.
    Điện Long An được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị, là một trong những biểu tượng của kiến trúc và mỹ thuật cung đình thời Nguyễn. Đây là biệt cung của vua Thiệu Trị, được dùng để vua nghỉ ngơi sau lễ Tịch Điền, hoặc những lúc vua rời khỏi Hoàng thành. 
    Vua Thiệu Trị băng hà vào năm 1847, điện Long An và hệ thống kiến trúc cung Bảo Định được giữ nguyên để thờ vua. Tuy nhiên, sau sự kiện thất thủ Kinh thành vào năm 1885, một số kiến trúc ở cung Bảo Định cùng với điện Long An đã bị triệt giải. Đến năm 1909, dưới thời vua Duy Tân, điện Long An được xây lại và sử dụng làm thư viện cho trường Quốc Tử Giám, nằm bên trái, phía ngoài Hoàng thành. Vua đổi tên điện Long An thành tên mới là Tân Hoa Viện
    Đến hiện tại, điện Long An có diện tích mặt bằng rộng khoảng 1.185 mét vuông, và bao gồm một số nhà phụ được sử dụng làm kho tàng trữ cổ vật, sân vườn và nhiều tiện ích khác. Cả điện được xây dựng bằng gỗ, với những chi tiết trạm trổ khéo léo theo “lưỡng long triều nguyệt” và “long, lân, quy, phượng”. Kiến trúc của điện được xây dựng theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc" với 128 cột làm từ gỗ quý và được chạm khắc hình tứ linh, cùng các bài thơ chữ Hán. Hàng cột gỗ lim bao quanh điện được đặt trên bệ đá mang đến tầm nhìn cao, thoáng, góp phần tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho tổng thể. Bộ mái lợp ngói âm dương tráng men màu vàng được chia thành nhiều lớp để giảm bớt sức nặng, cũng như làm tăng thêm sự thanh nhã.
    Bước vào bên trong Điện Long An, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những phần kiến trúc gỗ không sơn son thiếp vàng mà được để mộc và trang trí bằng cách khảm xà cừ, ngà và xương. Điều đặc biệt phải kể đến là các liên ba, đồ bản trong điện được chạm khắc nhiều bài thơ, trong đó có hai bài “Vũ trung sơn thủy”, và “Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm” được sắp xếp theo kiểu “hồi văn kiêm liên hoàn" có đến tận 64 cách đọc khác nhau. Những điều này đã tạo nên sự khác biệt của điện Long An, khiến nó trở thành một trong những kiến trúc cung đình đẹp nhất Việt Nam. 

    2. Hiểu Thêm Về Triều Nhà Nguyễn Với Những Hiện Vật Quý Giá

    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một kho báu vô giá của lịch sử và văn hoá Việt Nam, lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật ghi dấu về triều đại Nguyễn và cuộc sống cung đình xưa. Với hơn 9.000 cổ vật cung đình triều Nguyễn, Bảo tàng này đã tạo nên một bức tranh tổng thể, cho #teamKlook hiểu thêm về cuộc sống và lịch sử vương triều ở Huế.
    Các hiện vật này không chỉ đa dạng về chủng loại và chất liệu mà còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hoá Huế. Các cổ vật ở đây thể hiện sự giao lưu và tiếp biến văn hoá, làng nghề, và nghệ thuật tại Huế và Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động.
    • Bộ sưu tập vạc đồng: Trong bảo tàng, bạn có thể tìm thấy các bộ sưu tập ấn tượng như vạc đồng của chúa Nguyễn. Những bộ sưu tập này đặc trưng bởi sự tinh xảo trong thiết kế và chất lượng tạo mẫu, phản ánh sự hưng thịnh của hoàng gia và quyền uy của triều đại nhà Nguyễn.
    • Trang phục cung đình: Bảo tàng lưu giữ khoảng 100 bộ áo quần của các vua chúa, hoàng hậu, hoàng tử, và quan lại triều Nguyễn. Mỗi bộ áo quần đều có tên gọi riêng, màu sắc và chỉ được mặc trong các dịp cụ thể. #teamKlook có thể học hỏi thêm nhiều điều về văn hóa qua mỗi bộ trang phục!
    • Đấu hồ: Huế là nơi diễn ra nhiều trò chơi tiêu khiển của vua quan và giới thượng lưu. Bảo tàng sở hữu ít nhất 5 bộ đấu hồ, trong đó 4 bộ nằm trong bảo tàng và một bộ còn là trân bảo của phủ thờ Ngọc Sơn công chúa. Những bộ đấu hồ này đa dạng về chất liệu và hình dáng, thể hiện sự thú vị của cuộc sống cung đình.
    • Sưu tầm gốm sứ: Bảo tàng có một bộ sưu tập gốm sứ phong phú với hơn 3.700 hiện vật. Bộ sưu tầm gốm sứ tại đây phản ánh sự phát triển của gốm sứ qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, bạn có thể thấy các loại gốm từ thời Lý-Trần, Lê, Mạc, và gốm trang trí thời Nguyễn. Sưu tập còn bao gồm đồ sứ Trung Quốc thời Minh - Thanh và Pháp. Đây là một tài liệu quý giá để nghiên cứu về lịch sử gốm sứ Việt Nam.
    • Bộ sưu tập tiền cổ: Bảo tàng có một bộ sưu tập tiền cổ duy nhất tại Việt Nam, theo chuyên đề "Tiền tệ lưu hành tại Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến triều Nguyễn." Bộ sưu tập này thể hiện cuộc sống của người dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và là nguồn tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu.

    3. Chiêm Ngưỡng Những Món Đồ Cổ Của Người Chăm

    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế không chỉ là nơi trưng bày hiện vật về triều đại nhà Nguyễn mà còn là một nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý của người Chăm. 
    Vào tháng 12 năm 1927, vua Khải Định quyết định thành lập Kho Chàm (Khu cổ vật Chăm-pa) tại Musée Khai Dinh để trưng bày các cổ vật do Viện Viễn Đông Bác cổ sưu tầm. Trải qua một thời gian dài, Kho Chàm đã góp phần quan trọng vào việc tạo nên giá trị to lớn cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đến năm 1945, Kho Chàm buộc phải đóng cửa, nhưng di sản văn hóa của người Chăm vẫn tiếp tục được bảo tồn tại đây.
    Hiện tại, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang quản lý và bảo tồn 86 cổ vật Chăm-pa quý hiếm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đa số trong số này là các tượng, có giá trị mỹ thuật rất cao, và nhiều tượng được đánh giá có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Những cổ vật Chăm-pa này đã được sưu tầm từ vùng châu Ô, châu Lý và một số từ Trà Kiệu thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học dưới triều Nguyễn. Chúng được coi là những báu vật vô giá của Viễn Đông và thế giới, mang trong mình câu chuyện về sự thịnh vượng, nghệ thuật và văn hóa của người Chăm.
    Ngoài ra, nhiều tổ chức và cá nhân ở Huế cũng sở hữu nhiều hiện vật từ thời kỳ Sa Huỳnh và Chăm-pa, trước thế kỷ 14. Những bằng chứng này phản ánh cuộc sống văn minh, trình độ sản xuất và nền văn hóa của dân cư bản địa trên vùng đất Thừa Thiên - Huế xưa. Chúng là những kho tàng chứa đựng những câu chuyện lịch sử, và là cửa sổ mở ra để thế hệ ngày nay chiêm ngưỡng sự đa dạng và sự phong phú về văn hóa của khu vực này.

    Hình Ảnh Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

    Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sở hữu một bộ sưu tập đa dạng gồm khoảng 9.000 cổ vật cung đình triều Nguyễn và gần 100 cổ vật Champa. Ngoài ra, bảo tàng còn quản lý khoảng 3.000 cổ vật khác, được trưng bày tại các cung điện, lăng tẩm, và miếu vũ trong quần thể di tích cố đô Huế. Các cổ vật được phân thành 17 bộ sưu tập và thường được trình bày theo các chuyên đề và nhóm khác nhau, thay đổi theo thời gian. Cùng Klook Vietnam chiêm ngưỡng một số hiện vật quý giá tại Bảo tàng nhé!
    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    bao-tang-co-vat-cung-dinh-hue
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    Nằm tại trung tâm cố đô, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là một điểm đến hấp dẫn đưa bạn về với triều đại một thời vàng son. Với những hiện vật hàng trăm năm tuổi, và những kiến trúc nhuốm màu thời gian đây chính là điểm dừng chân hoàn hảo cho những người yêu thích lịch sử và nghệ thuật Việt Nam. tham khảo thêm các bài viết về Huế của Klooker để có những trải nghiệm đáng nhớ tại đây: 34 Địa Điểm Du Lịch Huế Nổi Tiếng Cho Hội Tự Túc, Chụp Ảnh Ở Huế: 16 Địa Điểm Đẹp Nên Thơ Đừng Bỏ Lỡ, Đại Nội Huế, Kinh Nghiệm Khám Phá Di Sản Văn Hóa Thế Giới, Chùa Thiên Mụ, Điểm Đến Tâm Linh Bậc Nhất Xứ Cố Đô, 27 Đặc Sản Huế Đậm Đà Tinh Hoa Ẩm Thực Đất Cố Đô, Khám Phá Một Bạch Mã Village Đẹp Như Cổ Tích,...
    Cùng Klook ngược dòng thời gian tìm về kho tàng lịch sử đồ sộ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế bạn nhé!

    Muốn cập nhật tin tức & ưu đãi du lịch mới nhất?

    Tham gia cộng đồng “mê xê dịch” của Klook Vietnam để cập nhật các tin tức du lịch nóng hổi, chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng nhiều sự kiện đáng “hóng hớt” nhất nè. 
    1. Facebook Klook Vietnam (@klook_vietnam)
    2. Instagram Klook Vietnam  (@klook_vietnam)
    3. Tiktok Klook Vietnam (@klook_vietnam)

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá các ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với các #teamKlook cùng sở thích nhé.
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: