• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Chùa Vĩnh Nghiêm, Lát Cắt Văn Hoá Độc Đáo Ở Sài Gòn

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 17/1/2022
    chua-vinh-nghiem

    Nguồn ảnh: Wikipedia

    Chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn là điểm đến linh thiêng quen thuộc đối với người dân địa phương lẫn du khách thập phương. Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? Vì sao Chùa Vĩnh Nghiêm giữ vững được vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 
    Trong tâm thức của mỗi người Việt, cửa chùa, đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, là nơi để cầu bình an, phúc lộc. Đặc biệt, trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán, ngoài việc cúng gia tiên, người dân còn đi lễ chùa để gửi gắm các vị thần, thánh những ước nguyện tốt đẹp nhất cho năm mới. 
    Và một trong những ngôi chùa thu hút một lượng lớn du khách và Phật tử hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh chính là Chùa Vĩnh Nghiêm, một công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Phật giáo tại Việt Nam. Không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, và tổ chức hoạt động thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng, hình ảnh Chùa Vĩnh Nghiêm còn là điểm tựa tinh thần lớn đối với người dân Sài thành. Cùng Klook tìm hiểu về ngôi chùa thiêng này nhé!

    Tết Hành Hương 2024 - Mừng Chương Mới Cùng Klook

    Đầu năm là thời điểm lý tưởng để du khách đi hành hương, tìm kiếm sự bình an và may mắn cho một năm mới. Du lịch hành hương là hành trình đi thăm các địa điểm linh thiêng, thường là các thánh địa, đền thờ, chùa chiền,... Hành trình này không chỉ là chuyến đi khám phá vẻ đẹp của các công trình kiến trúc mà còn là chuyến đi tìm kiếm sự thanh thản tâm hồn, sự cân bằng trong cuộc sống hối hả.
    Với Klook, bạn có thể đặt ngay các tour hành hương tại Việt Nam và trên toàn thế giới, từ Quần Thể Kiến Trúc Tôn Giáo Sun World Fansipan Legend, Chùa Bái Đính, Chùa Tam Chúc đến Núi Bà Đen Linh Thiêng. Đừng quên nhập mã "HANHHUONG" để nhận ưu đãi xịn sò nhé.

    Giới Thiệu Chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn

    chua-vinh-nghiem-o-dau
    Nguồn ảnh: Wikipedia
    Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa theo Phật giáo Bắc Tông (hệ phái Đại Thừa) rất nổi tiếng ở Sài Gòn, được xây dựng theo nguyên mẫu của ngôi cổ tự cùng tên ở Bắc Giang vào năm 1964 và bắt đầu hoạt động từ năm 1971 đến nay.
    Cùng với chùa Pháp Hoa, chùa Giác Lâm, chùa Xá Lợi, chùa Hoằng Pháp, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những ngôi chùa đặc biệt ở Sài Gòn, một không gian thanh tịnh giữa những cao ốc hiện đại. 
    Mỗi dịp lễ, Tết, hay thậm chí là trong những ngày bình thường, Chùa Vĩnh Nghiêm vẫn nghi ngút nhang đèn của khách hành hương, khách du lịch, cũng như các Phật tử đến viếng chùa.

    Chùa Vĩnh Nghiêm Ở Đâu?

    Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa nằm cách khu vực trung tâm thành phố khoảng 3km.

    Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Vĩnh Nghiêm

    Chùa Vĩnh Nghiêm nằm gần trung tâm thành phố và đường đi khá thuận lợi. Vì thế, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy để chủ động hơn về thời gian và lộ trình, cũng như có dịp ngắm đường phố Sài Gòn.

    Theo kinh nghiệm của #teamKlook thì bạn có thể gửi xe ở:

    • Bãi gửi xe máy ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3 – ngay tại chùa.
    • Bãi gửi xe ô tô ở số 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3.
    Ngoài ra, ở một thành phố hiện đại như Sài Gòn thì đi xe buýt cũng là một lựa chọn “ổn áp” lắm đó. Để đến Chùa Vĩnh Nghiêm, hãy lên các tuyến xe buýt số 04, 152 để được dừng sát chùa, hoặc các điểm dừng gần chùa nhất như: Ngã tư Nguyễn Văn Trỗi, Chợ Phú Nhuận, hoặc Chợ Nguyễn Văn Trỗi.

    Giờ Mở Cửa Chùa Vĩnh Nghiêm

    Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa đón khách tham quan và lễ Phật từ 7h sáng đến 9h tối mỗi ngày. Vào những ngày mùng 1, rằm, hay lễ, Tết, lượng người tề tựu về đây nên thời gian có thể thay đổi một chút. Bạn nhớ tham khảo giờ hoạt động của chùa để sắp xếp lịch trình của mình cho hợp lý nhé.

    Lịch Sử Chùa Vĩnh Nghiêm

    chua-vinh-nghiem-sai-gon
    Nguồn ảnh: Wikipedia
    Trong một chuyến đi truyền giáo từ Bắc vào Nam, nhị vị hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đã cho xây dựng Chùa Vĩnh Nghiêm tại Sài Gòn để làm chốn thiền môn cho các Phật tử ở miền Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được xây dựng theo nguyên mẫu Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang (Chùa Đức La), vốn là trung tâm Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm và được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ.
    Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là công trình do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và các cộng sự thiết kế, vẽ kiểu. Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng là người gắn liền với hàng loạt công trình văn hóa, tâm linh ấn tượng ở Việt Nam như: Chùa Một Cột, Trấn Ba Đình, Đền Ngọc Sơn, Đền Lý Quốc Sư, Cầu Thê Húc, v.v.
    Năm 1964, người ta phải chuyển đến 40.000m3 đất từ xa lộ Biên Hoà về san lấp khu đất thấp bên rạch Thị Nghè để làm mặt bằng xây Chùa Vĩnh Nghiêm.
    Năm 1971, Chùa Vĩnh Nghiêm hoàn thành các hạng mục cơ bản, bao gồm: Tòa nhà trung tâm, Tháp Quán Thế Âm, Cơ sở hoạt động xã hội, và chính thức đi vào hoạt động.
    Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác như: Tháp Xá Lợi Cộng Đồng, Tháp Vĩnh Nghiêm, Phương Trượng Đường, Khách Đường, v.v...
    Đặc biệt, Chùa Vĩnh Nghiêm còn đón nhận quả đại hồng chung Hòa Bình do Chùa Entsū-in, thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến trước năm 1975, để cầu nguyện cho Việt Nam sớm kết được hòa bình.

    Kiến Trúc Chùa Vĩnh Nghiêm

    Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên trên khuôn viên rộng khoảng 6.000m2, được xây theo lối chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng hiện đại. Sự hài hòa trong thiết kế và cảnh quan đã đưa Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn trở thành một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. 
    Tổng thể kiến trúc Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn bao gồm các hạng mục chính là: tam quan, tòa nhà trung tâm và các bảo tháp.
    dia-chi-chua-vinh-nghiem
    Nguồn ảnh: Wikipedia

    1. Tam quan

    Cổng tam quan Chùa Vĩnh Nghiêm khá đồ sộ, có thiết kế truyền thống với mái ngói đỏ và những họa tiết uốn cong. Hai bên cổng chùa là hai câu đối được chạm trổ tinh tế, phía trên là dòng chữ “Chùa Vĩnh Nghiêm” màu vàng. Từ cổng tam quan, bạn đã có thể nhìn thấy sân chùa rộng lớn, và tòa bảo tháp nằm bên trái.

    2. Tòa nhà trung tâm

    Sau khi đi qua tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ đặt giữa sân, bạn sẽ tiến vào tòa nhà trong tâm, một công trình kiên cố với 3 cầu thang rộng dẫn lên sân thượng, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm. Sân thượng rộng khoảng 10m, phía tay phải là gác chuông, nơi treo chiếc đại hồng chung. 
    Phật điện có kiến trúc chữ “Công” với các góc mái cong theo kiểu chùa miền Bắc. Giữa nóc Phật điện là bánh xe pháp luân và các linh thú ở các góc mái chùa. 
    Phật điện được chia ra ba không gian: Bái Điện, Bản Điện, và Địa Tạng Đường, là những nơi đặt bàn thờ Phật và các vị Bồ Tát. Ngoài ra, còn có tranh các vị La Hán và tượng Kim Cang.
    Ngoài ra, tòa nhà trung tâm còn có phần tầng trệt với một phần nằm dưới sân thượng, một phần nằm dưới Phật điện. Không gian nơi đây được dùng làm giảng đường, thư viện, nhà thờ tổ, v.v.
    lich-su-chua-vinh-nghiem
    Nguồn ảnh: Wikipedia

    3. Tháp Quán Thế Âm

    Tháp Quán Thế Âm là một ngôi bảo tháp cao 7 tầng nằm bên trái Phật điện, được xây cùng lúc với chùa và trở thành biểu tượng của Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn. Ðỉnh tháp có 9 bánh xe và những khối tròn tượng trưng cho long xa và quy châu. Với chiều cao 40m và kiến trúc cầu kỳ, Tháp Quán Thế Âm được đánh giá là một trong những bảo tháp đồ sộ nhất ở Việt Nam.

    3. Tháp Xá Lợi Cộng Đồng 

    Tháp Xá Lợi Cộng Đồng được xây vào năm 1982 và hoàn thành năm 1984, làm nơi đặt di cốt của Phật tử. Ngôi tháp có 4 tầng, cao 25m, được xây phía sau, bên trái Phật điện. Tuy không có kiến trúc hoành tráng nhưng người dân thường đến tháp để tưởng nhớ, thăm viếng người đã khuất.

    4. Tháp Vĩnh Nghiêm 

    Từ cổng tam quan, bạn sẽ thấy Tháp Vĩnh Nghiêm nằm bên phải. Công trình này được khánh thành vào năm 2003, cao 14m, và được làm hoàn toàn bằng đá. Tháp Vĩnh Nghiêm được dựng để tưởng nhớ hai vị hòa thượng có công xây chùa, và được xem là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam, và lớn nhất, cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn xây khu Phương Trượng Đường, Khách Đường nằm ở phía trong cùng, nơi nghỉ ngơi của trụ trì, các vị sư thầy, cũng như khách thập phương.

    Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Vĩnh Nghiêm Dành Cho #teamKlook

    kien-truc-chua-vinh-nghiem
    Nguồn ảnh: Wikipedia
    • Cũng như những nơi linh thiêng khác, bạn càng tuân giữ các nguyên tắc về ăn mặc cũng như giao tiếp, ứng xử khi đang đi tham quan chùa.
    • Khi đi qua cổng tam quan, nên đi vào bằng cửa bên phải (giả quan) và đi ra bằng cửa bên trái (không quan). Cửa ở giữa (trung quan) chỉ dành cho cao tăng, thiên tử.
    • Một trong những điều làm cho Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được nhiều người biết đến đó là các hoạt động thiện nguyện cũng như công tác xã hội, giúp đỡ cộng đồng thường xuyên được tổ chức ở đây. Nếu có thời gian, bạn có thể tham gia các hoạt động từ thiện ở chùa để có thêm trải nghiệm, tích thêm công đức, góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, và chuyến du lịch Sài Gòn của bạn trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết phải không nào!

    Các Địa Điểm Du Lịch Gần Chùa Vĩnh Nghiêm

    chua-vinh-nghiem
    Sau khi tham quan Chùa Vĩnh Nghiêm, bạn có thể ghé qua một số điểm đến nổi tiếng ở trung tâm thành phố như: hồi tưởng ký ức lịch sử tại Dinh Độc Lập, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà, xem À Ố Show ở Nhà hát thành phố, Bảo tàng Mỹ thuật, mua sắm tại Chợ Bến Thành, check-in thả dáng ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ, thảnh thơi đọc sách tại đường sách Sài Gòn, hay ngắm cảnh thành phố tại Landmark 81 Skyview hoặc Saigon Skydeck – Bitexco Financial Tower với vé ưu đãi xịn sò từ Klook.
    Chưa dừng lại ở đó. Sài Gòn còn rất nhiều địa điểm tham quan, vui chơi, giải trí hấp dẫn ở nội thành cũng như vùng lân cận nha. Chỉ cần lướt qua Klook Blog Việt Nam là bạn đã có thêm hàng trăm lựa chọn rồi đó.

    Các Nhà Nghỉ, Khách Sạn Gần Chùa Vĩnh Nghiêm

    Nếu bạn cần một nơi nghỉ ngơi gần khu vực Chùa Vĩnh Nghiêm và các điểm du lịch khác của Sài Gòn, hãy tham khảo danh sách sau đây nha.

    1. La Vela Saigon Hotel

    • Địa chỉ: 280 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: từ 1.755.000đ/đêm

    2. Saigon Hanoi Hotel

    • Địa chỉ: 145/8 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: từ 520.000đ/đêm

    3. Emerald Central

    • Địa chỉ: 69-71 Huỳnh Tịnh Của, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: từ 870.000đ/đêm

    4. Dlux Saigon

    • Địa chỉ: 32 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: từ 300.000đ/đêm

    5. Ramana Hotel Saigon

    • Địa chỉ: 323 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: từ 1.150.000đ/đêm
    Ngoài ra, còn rất nhiều khách sạn, homestay lớn nhỏ ở khắp Sài Gòn cho bạn tha hồ lựa chọn đó nha. Ở đâu cũng được, nhưng nhớ là đặt phòng qua hệ thống Klook để có giá tốt dành riêng cho #teamKlook nha!
    Trong dịp du lịch Sài Gòn sắp tới, nhất định phải ghé Chùa Vĩnh Nghiêm để vãng cảnh, tìm hiểu thêm về tôn giáo, tín ngưỡng của người dân nơi đây. Chắc chắn, sự bình lặng, an yên mà ngôi chùa mang lại hẳn là rất đắt giá giữa những bộn bề và sự náo nhiệt của Sài Gòn lắm đó.
    Bên cạnh Chùa Vĩnh Nghiêm, bạn có thể tham quan các ngôi chùa nổi tiếng khác ở Sài Gòn để xem mở mang kiến thức về cuộc sống tâm linh của dân Sài thành nhé. Cũng đừng quên tham khảo thêm “bí kíp" du lịch cuối tuần cùng nhiều mẹo vặt vi vu hay ho trên Blog của Klook nè. 

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá các ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với các #teamKlook cùng sở thích nhé.
    Đến Chùa Vĩnh Nghiêm để cầu nguyện cho cuộc sống an yên, tại sao không?
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: