• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Chùa Phật Tích Bắc Ninh, Điểm Đến Tôn Giáo Đặc Sắc

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 18/7/2022
    chua-phat-tich

    Nguồn ảnh: Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    Không chỉ sở hữu ý nghĩa to lớn trên phương diện tôn giáo, Chùa Phật Tích Bắc Ninh còn là công trình kiến trúc đặc sắc, kết hợp tinh hoa thẩm mỹ từ nhiều nền văn hoá và thời đại khác nhau.
    Chùa Phật Tích thuộc xã Phật Tích, nơi giao thoa giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam xưa. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc từ thời Lý, chùa còn nổi tiếng với pho tượng Phật A Di Đà quý giá được làm hoàn toàn từ đá xanh nguyên khối. Đây là điểm du lịch tâm linh vô cùng thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
    #teamklook yêu thích tìm hiểu văn hóa Phật giáo truyền thống của đất nước từ xa xưa không nên bỏ qua chuyến thăm này. Chùa Phật Tích Bắc Ninh là điểm đến tâm linh quen thuộc của các tín đồ hành hương cả trong nước lần quốc tế. Nhiều người đến đây để chiêm bái, cầu tài lộc, gia đạo và vãn cảnh đẹp như tranh vẽ của chùa. Hãy cùng Klook Việt Nam khám phá những điều tuyệt vời của ngôi chùa cổ đã tồn tại hàng trăm năm này nhé!

    Giới Thiệu Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh
    Ngôi Chùa Phật Tích cổ tại xã Phật Tích là nơi mà Phật giáo Ấn Độ và Truyền thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam giao thoa. Chính vì lẽ đó mà nơi đây đã hình thành nên trung tâm Dâu - Duy Lâu, trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam. Theo các tư liệu thì chùa Phật Tích Bắc Ninh được khởi công xây dựng vào năm Thái Bình thứ Tư, tức năm 1057 gồm nhiều toà nhà ngang dọc. Đến năm 1966, Vua Lý Thánh Tông đã cho xây thêm một ngọn tháp cao. Sau sự kiện ngọn tháp bị đổ lộ ra bức tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối dát vàng, ngôi chùa đã được đổi tên thành Phật Tích và dời lên sườn núi để ghi nhận sự xuất hiện kỳ lạ này.

    Chùa Phật Tích Ở Đâu?

    Chùa Phật Tích Bắc Ninh còn có một cái tên khác là Vạn Phúc Tự. Ngôi chùa cổ thời Lý này toạ lạc trên sườn phía Nam của ngọn núi Phật Tích, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách Thủ đô Hà Nội khoảng 25km về phía Đông. Với vị trí thuận tiện, Chùa Phật Tích Bắc Ninh cũng là địa điểm du lịch gần Hà Nội lý tưởng để #teamKlook ghé thăm vào các dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ lễ.

    Giờ Mở Cửa Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh
    Chùa Phật Tích Bắc Ninh mở cửa đón khách tham quan từ 05h00 đến 18h00. Bạn nên đi chùa buổi sáng để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ trên đường đi lên triền dốc hoặc nếu yêu cảnh hoàng hôn thì buổi chiều là khoảng thời gian lý tưởng để bạn vãn cảnh chùa. Chùa Phật Tích đón chào Phật Tử ghé thăm đợt cuối cùng trong ngày vào 5h30 chiều, vì vậy bạn hãy tranh thủ đến sớm nhé.

    Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Dân Việt
    Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức di chuyển sau:
    • Xe máy: Từ trung tâm Hà Nội đi theo Quốc lộ 1 mới khoảng 15km là đến tỉnh Bắc Ninh. Sau khi di chuyển thêm khoảng 4km, thấy biển báo “Chùa Phật Tích” thì bạn rẽ phải vào đường số 95 rồi đi thêm khoảng 7km nữa là đến địa điểm. Nếu bạn di chuyển bằng ô tô, bạn cũng có thể đi theo tuyến đường này.
    • Xe khách: Bạn có thể đi xe khách đến thành phố Bắc Ninh, sau đó bắt taxi hoặc xe máy để di chuyển đến chùa Phật Tích. Giá xe di chuyển dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/vé.
    • Bạn cũng nên thuê xe riêng di chuyển từ Hà Nội đến Bắc Ninh để có được trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm. Bác tài sành đường có thể cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích về các địa điểm tham quan và ăn uống dọc đường đi.

    Lịch Sử Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh
    Theo các tài liệu cũ, chùa Phật Tích được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với tên ban đầu là Thiên Phúc Tự. Năm 1066 vua Lý Thánh Tông cho xây ngọn tháp bên trong đặt tượng Phật Bà cao 1,87m. Đến năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn quanh vùng này và viết được chữ “Phật” bằng chữ Hán dài tới 5m, sau đó nhờ nghệ nhân khắc vào đá rồi đặt trên sườn núi. Tương truyền vào năm 1129, thời vua Lý Thần Tông đã làm lễ khánh thành 84.000 ngôi bảo tháp bằng đất nung và đặt ở nhiều nơi trên cả nước, Thiên Phúc sau đó trở thành Quốc Tự.
    Dưới thời nhà Trần, chùa được đổi tên là Vạn Phúc và vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng một thư viện lớn cùng với điện Bảo Hòa trong khuôn viên nhà chùa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ “Bảo Hoa Du Bút” gồm tám quyển, còn nổi tiếng cho đến ngày nay.
    Bản khắc trên bia “Vạn Phúc Đại Thiên Từ Bi” niên hiệu Chính Hòa thứ 7 (1686) ca ngợi cảnh đẹp của chùa. Là một thắng cảnh hữu tình ở Tiên Du, chùa Phật Tích Bắc Ninh nằm ở phía Nam của huyện và được bao bọc bởi sông núi Phượng Lĩnh.
    Đến thời Lê năm Chính Hòa thứ 7 (1686) - đời vua Lê Hy Tông, chùa xuống cấp nên được trùng tu lại. Từ năm 1949 đến năm 1952, chùa bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn, chỉ còn lại nền gạch và một số pho tượng. Năm 1959 chùa được xây dựng lại với quy mô nhỏ để lưu giữ những hiện vật còn lại. Tháng 4 năm 1962, Việt Nam công nhận chùa Phật Tích Bắc Ninh là di tích lịch sử - văn hóa.

    Sự Tích Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Tổ Quốc
    Núi Tiên Du, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng với truyền thuyết “Từ Thức gặp Tiên”. Tương truyền rằng từ lâu vùng núi Phật Tích và vườn chùa Phật Tích có trồng nhiều hoa mẫu đơn. Hàng năm vào mùa xuân, hoa mẫu đơn trong khuôn viên chùa nở đỏ rực rỡ. Chùa Phật Tích tổ chức lễ hội đầu năm vào mùng 4 Tết của tháng Giêng âm lịch để đón năm mới, lễ Phật và cầu tài lộc. Mọi người từ khắp nơi đổ về đây để thưởng hoa và vãn cảnh chùa. 
    Có một nàng tiên tên Giáng Hương vì muốn chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt vời nơi trần gian nên đã xin xuống trần để tham gia lễ hội. Tình cờ Giáng Hương làm gãy một cành hoa mẫu đơn trong chùa nên bị các chú tiểu phạt vạ. Trùng hợp khi đó Từ Thức đang trên đường đi vui hội thấy cảnh này liền cởi áo chuộc cho nàng. Cảm động trước cách cư xử cao đẹp của chàng trai hào hiệp, họ đã quen nhau và thường gặp mặt tại chùa vào ngày mùng Một. Một lần Giáng Hương ngỏ ý mời Từ Thức về nhà chơi. Nàng đã dẫn chàng đi qua hang đá bên sườn núi. Khi vừa bước chân ra khỏi cửa hang, Từ Thức đã vô cùng ngỡ ngàng với cảnh tượng trước mắt. Khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra với lầu son, gác tía, tường gấm, các bậc đá xanh trải dài,... Giáng Hương cũng tiết lộ mình là Tiên và hai người đã kết duyên vợ chồng.

    Kiến Trúc Chùa Phật Tích

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Bacninh.gov
    Kiến trúc của chùa Phật Tích đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 17 (1686) khi nó được mở rộng nhờ vào công của bà chúa Trịnh Thị Ngọc Am - Người vợ cả của chúa Trịnh, khi bà đến chùa và sống một cuộc đời tu hành. Chùa đã bị người Pháp phá hủy hoàn toàn năm 1947 khi trở lại miền Bắc Việt Nam. Đã có rất nhiều nỗ lực của các cá nhân, địa phương, của các tín đồ Phật giáo Việt Nam và của các nhà sư Phật giáo để khôi phục lại ngôi chùa Phật Tích nguyên trạng từ sau chiến tranh và công việc xây dựng lại gần đây nhất vừa được hoàn thành vào năm 2011. Ngày nay, đến thăm chùa Phật Tích, bạn có thể dễ dàng tìm lại được sự bình yên, tĩnh lặng giữa những sân vườn rợp bóng cây lá ngập tràn trong không khí thiền môn.

    1. Công Trình Kiến Trúc Tiêu Biểu Thời Lý

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Bacninh.gov
    Theo các nhà nghiên cứu, chùa Phật Tích được xây dựng theo nguyên tắc “Nội Công Ngoại Quốc”, nghĩa là bên trong hình chữ "Công", bên ngoài dựa theo chữ “Quốc” (Hán tự). Kiến trúc của chùa mang đậm phong cách thời Lý (1010 - 1225), thể hiện ở nhiều tầng móng, được xây sâu vào sườn núi, cao dần lên đến đỉnh. Chùa nằm trên cao với nhiều công trình bằng đá như bậc tam cấp, cầu thang, bờ kè.
    Kiến trúc của chùa với mái cong theo lối kiến trúc truyền thống của chùa Việt Nam. Hiện chùa có 7 gian tiền đường, 5 gian thờ Phật, 7 gian thờ Mẫu, 8 gian làm nhà tổ. 

    2. Miếu Thờ Bà Chúa Trần Thị Ngọc Am

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: VOV
    Trước sân chùa rộng lớn là vườn hoa mẫu đơn rực rỡ sắc màu. Bên phải chùa là miếu thờ bà chúa Trần Thị Ngọc Am - cung phi đầu tiên của chúa Trịnh Tráng ở chùa này. Nơi đây còn lưu lại câu nói “Tiên Cung Phật Đường. Đệ tam gia vũ đệ nhất hương”. Bà là người có công lớn trong việc trùng tu chùa và cùng nhân dân 13 thôn xây dựng đình làng tại đây. 

    3. Tượng Linh Thú Chạm Khắc Đá Tinh Xảo

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Xây Dựng
    Trong chùa Phật Tích có nhiều công trình bằng đá được chạm khắc tinh xảo, thể hiện qua mười pho tượng linh vật bằng đá nằm trên khối đá tạc nguyên khối hình hoa sen và những chiếc đèn hoa sen trên lan can của chùa. Độc đáo nhất là bức tượng Phật với tư thế ngồi được làm từ đá tự nhiên quý giá. Tượng sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa có chiều cao 1,85m, niên đại thời Lý với phần bệ và các cánh sen xung quanh được điêu khắc tỉ mỉ.

    4. Tượng Phật Lớn Nhất Việt Nam

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: VOV
    Điểm đặc biệt của chùa Phật Tích là pho tượng A Di Đà cao 27m, nặng 3.000 tấn tọa lạc trên đỉnh núi Phật Tích được khởi công xây dựng từ tháng 2 năm 2007.. Bức tượng được làm theo nguyên mẫu từ tượng Phật A Di Đà bên trong chùa nhân dịp đặc biệt Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thượng lãm. Đây là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á và đầu tiên ở Việt Nam. 
    Việc tạo các nếp gấp hoa văn và trang phục cho bức tượng Phật khổng lồ là một công việc rất đầy thách thức. Công trình khổng lồ này là thành quả lao động không ngừng nghỉ của nhiều nghệ nhân. Hàng trăm nghệ nhân làng đá Ninh Vân tỉnh Ninh Bình đã miệt mài làm việc gần 4 năm trong điều kiện thi công khó khăn trên núi. Họ phải sử dụng đường sắt để vận chuyển những tảng đá nặng hàng chục tấn lên núi để bảo vệ môi trường xung quanh. Việc xây dựng bức tượng đã được nhiều chuyên gia tham khảo, cũng đã được xem xét và phê duyệt nghiêm ngặt.. Từ xa, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tượng Phật ngồi tọa thiền uy nghi trên đỉnh núi.

    5. Tượng A Di Đà Bằng Nổi Tiếng Tại Chùa Phật Tích 

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Dân Trí
    Tượng A Di Đà nằm trên bệ của tòa tháp bằng đá hình đài sen hai tầng với nhiều nét chạm khắc tinh xảo. Cả thân và bệ có tổng chiều cao là 4,7m, trong đó, bệ sen đá có chiều dài 1,7 mét, rộng 0,8m và cao 0,36m. Tầng trên được chạm bằng dây hoa mềm mại, mặt dưới là hình sóng nước cách điệu. Các mặt của cả hai tầng đều được chạm khắc hình rồng vờn nhau ẩn hiện trong mây. Tất cả đều rất tinh xảo và sống động, thể hiện sự kỳ công tỉ mỉ của những người thợ thủ công lành nghề. Trong thời kỳ làng Phật Tích bị Pháp chiếm đóng, lính Pháp đã dùng tượng đá A Di Đà làm bia tập bắn, gây thiệt hại nặng nề. Đầu tượng bị vỡ, thân bị đạn bắn. Tại thời điểm đó, có một cụ già trong làng đã kín đáo lấy đầu tượng về cất. Sau khi hòa bình lập lại, người dân đã trả về cho chùa.

    6. Long Trì

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Tổ Quốc
    Long Trì là tên gọi của một hồ nước nhỏ (nay đã cạn), bên dưới đáy ao có thềm đá bán nguyệt được chạm nổi hai con rồng thời Lý, uốn lượn theo sóng nước. Vào thời Lý, rồng là linh vật thường thấy trong đạo Phật. Cho nên sự xuất hiện của linh vật này cho thấy đây là vùng đất linh thiêng, an lành.

    7. Vườn Tháp

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh
    Vườn Tháp tại Chùa Phật Tích Bắc Ninh phía sau chùa có 32 ngôi tháp, chủ yếu được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 để lưu giữ xá lợi của các vị trụ trì chùa và nhục. Tòa tháp ấn tượng nhất có tên là “Phổ Quang” với chiều cao 5,1m nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy từ xa. Bên trái chùa là nhà tổ thứ nhất thờ Chuyết Công Lý Thiên Tổ. Ông mất tại chùa năm 1644. Hiện chùa vẫn còn lưu giữ lại nhục thân  đang ngồi thiền của ông.

    Lễ Hội Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh
    Lễ hội chùa Phật Tích Bắc Ninh diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch tại xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của vua Lý Thánh Tông. Đây cũng là dịp để du khách hành hương dâng lễ, lễ Phật, nghe kinh, cầu bình an, hạnh phúc, đồng thời vãn cảnh xung quanh các di tích, danh thắng của vùng Kinh Bắc.
    Có thể nói truyền thuyết lãng mạn “Từ Thức gặp Tiên” đã tạo cảm hứng cho lễ hội ngắm hoa Mẫu Đơn ở chùa Phật Tích Bắc Ninh. Khi xuân về, người dân nô nức đi trẩy hội ở chùa Phật Tích và lễ hội ngắm hoa Mẫu đơn diễn ra tưng bừng, náo nhiệt.
    Trên núi Tiên Du bây giờ không còn nhiều hoa mẫu đơn như xưa, tuy nhiên các phật tử vẫn chăm sóc để hoa nở đúng dịp Tết. Lễ hội ngắm hoa Mẫu đơn hiện nay vẫn còn duy trì nghi lễ cúng Phật mỗi khi Xuân về, cùng nhiều trò chơi dân gian: đánh cờ tướng, chọi gà, hát quan họ… Những năm gần đây, các sư sãi phối hợp với chính quyền địa phương khôi phục hội thơ, cuộc thi, bình thơ, hát sam, hát chèo,... trong những ngày lễ hội, thu hút nhiều đối tượng tham gia.

    Hình Ảnh Chùa Phật Tích

    Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng miền Bắc, Chùa Phật Tích thường xuyên "gây bão" mạng xã hội với nhiều góc ảnh chụp đẹp như tranh vẽ. Cùng chiêm ngưỡng nét quyến rũ non xanh, nước biếc và không gian an yên ở Chùa Phật Tích nhé!
    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Dân Trí
    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: VnExpress
    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: VOV
    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: Báo Xây Dựng

    Các Địa Điểm Lưu Trú Gần Chùa Phật Tích Bắc Ninh

    chua-phat-tich
    Nguồn ảnh: VOV
    Tuy kiến trúc của chùa Phật Tích Bắc Ninh khá giống với những ngôi chùa khác ở miền Bắc Việt Nam nhưng đừng vì thế mà #teamklook lại bỏ lỡ nhiều điều thú vị tại địa điểm tôn giáo hàng đầu đất nước này nhé. Bên cạnh đó, không thể nào không kể đến những điểm nhấn du lịch hay ho ở Bắc Ninh; đơn cử như Chùa Tiêu, Đình làng Đình Bảng, Chùa Dâu, Làng tranh Đông Hồ, Làng gốm Phù Lãng, Khu di tích Lệ Chi Viên và nhiều hơn thế nữa. Klook Vietnam sẽ chia sẻ thêm cẩm nang du lịch Bắc Ninh trong một bài viết khác nhé.
    Đi Bắc Ninh thì nên lưu trú tại đâu? Tham khảo một số khách sạn tại Bắc Ninh có deal siêu ưu đãi ngay trên Klook Việt Nam để chuyến đi thăm chùa Phật Tích Bắc Ninh trở nên thuận tiện hơn: Phoenix Resort Bắc Ninh, Center Hotel Bắc Ninh, Khách sạn Soo Bắc Ninh, Khách sạn Bắc Ninh Venus, Khách Sạn & Spa Mandala Bắc Ninh, Khách sạn Mường Thanh Luxury Bắc Ninh,... Bạn có thể thuê phòng khách sạn Bắc Ninh ngay trên Klook Vietnam và nhận mức giá ưu đãi vô cùng lý tưởng đấy.
    Lên kế hoạch chiêm bái Chùa Phật Tích Bắc Ninh ngay hôm nay nhé!
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: