• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Tết Trung Thu: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa & Gợi Ý Du Lịch Hấp Dẫn

    Kim Anh
    Kim Anh
    Last updated 2/8/2023
    tet-trung-thu
    Tết Trung Thu là ngày gì? Nguồn gốc & ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu ra sao? Cùng tìm hiểu về ngày lễ trăng tròn đầy màu sắc này nhé!
    Đến hẹn lại lên, cứ độ mỗi dịp trăng tròn tháng 8, tiếng cười giòn tan cùng lời đồng dao quen thuộc mỗi đêm Trung thu rước đèn vang vọng khắp các ngõ. Thật không quá lời chút nào nếu bảo rằng Ngày Hội Trăng Rằm là một trong những sự kiện được chờ đón nhất trong năm, từ già trẻ lớn bé, ai ai cũng mang trong mình tâm trạng háo hức không thể tả.
    Yêu Tết Trung Thu nhiều đến thế, vậy bạn đã hiểu rõ tất tần tật về nó hết chưa, hãy đễ Klook bật mí một số điều hết sức thú vị về ngày Tết nhộp nhịp đang kề cận này nha!
    Du lịch mùa Trung Thu? Hãy bỏ túi các mã ưu đãi du lịch mừng Đêm Hội Trăng Tròn từ Klook Vietnam nhé. Chúc bạn có được hành trình vi vu tuyệt vời cùng gia đình. 

    Tết Trung Thu Là Ngày Gì?

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Tết Trung Thu, còn được gọi là còn được gọi là Tết trông Trăng, Tết đoàn viên, Tết trẻ em hay Tết hoa đăng, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng trong nền văn hóa Á Đông. Tết Trung Thu thường rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tại Việt Nam, Tết Trung Thu là một dịp vui tươi, đặc biệt dành cho trẻ em, và cũng là dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình và xã hội.

    Trung Thu 2023 Là Ngày Nào?

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Tết Trung Thu năm nay rơi vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2023 theo lịch Dương.
    Vì Tết Trung thu năm nay rơi vào thứ Sáu, là ngày cuối tuần, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động và sự kiện trong ngày này diễn ra suôn sẻ và vui vẻ. Bạn cũng có thể lên kế hoạch đi du lịch ngắn ngày cùng gia đình để đón chào sự kiện tuyệt vời này.

    Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Tết Trung Thu

    1.Nguồn Gốc Tết Trung Thu

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Kể về Tết Trung Thu, không thể thiếu câu chuyện về chị Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng cao vời. Truyền thuyết kể rằng, trên cung trăng kia, có một tiên nữ tên là chị Hằng Nga, một người vô cùng yêu quý trẻ con. Một lần, Ngọc Hoàng tổ chức hội thi làm bánh ngày rằm, chị Hằng Nga xuống trần gian để tham gia và tình cờ gặp chú Cuội.
    Cuội là một chàng trai hơi hay nói dối nhưng lại rất giỏi nấu ăn. Nhờ tài năng đặc biệt này, chú Cuội được trẻ con rất yêu mến. Chị Hằng Nga nhờ chú Cuội giúp làm bánh và cuộc thi đã thành công với chiếc bánh ngon lành do chú Cuội nấu.
    Khi cuộc thi kết thúc, chị Hằng Nga quyết định dành thời gian cùng chú Cuội. Họ lên cung trăng bên nhau và thật vui vẻ. Tuy nhiên, không lâu sau, chú Cuội nhớ nhà, nhớ các em và cảm thấy buồn bã. Anh ta ngồi khóc dưới gốc đa và nhìn xuống trần gian.
    Ngọc Hoàng thấu hiểu lòng chú Cuội, nên vào đêm trăng sáng nhất mùa thu, chị Hằng Nga và chú Cuội được cho phép bay xuống trần gian để đùa giỡn cùng các cháu nhỏ trong ngày Tết Trung Thu. Từ đó, mỗi năm, vào ngày rằm tháng Tám âm lịch, người dân cùng nhau chào đón Tết Trung Thu với niềm vui, hạnh phúc và sự gắn kết gia đình.

    2. Ý Nghĩa Tết Trung Thu

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Tết Trung Thu là dịp đặc biệt mà cả trẻ em lẫn người lớn đều háo hức chờ đợi, để được vui chơi và ngắm trăng tròn lung linh. Trong ngày Tết Trung Thu, cha mẹ thể hiện tình yêu và quan tâm đặc biệt đến các con, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên bằng cách mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng ông bà, cha mẹ, thầy cô và họ hàng.
    Ở miền Bắc, còn có tục hát trống quân, khi đôi nam nữ vừa hát vừa đối đáp nhau. Điệu hát trống quân thường xuất hiện trong đêm trăng rằm, đặc biệt là vào ngày rằm tháng Tám. Trai gái hát đối đáp với nhau không chỉ để vui chơi mà còn để tìm kiếm một người bạn đời lâu dài. Những bài thơ trong hát trống quân thường là thể thơ lục bát hoặc biến thể của nó, và đây là một tục thời cổ đã tồn tại từ thời vua Lạc Long Quân.
    Hơn nữa, người ta còn ngắm trăng trong ngày Tết Trung Thu với mục đích tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Màu sắc của trăng trong đêm thu có thể gợi ý về hậu quả của mùa màng: nếu trăng màu vàng thì dự đoán năm đó sẽ có mùa tằm tơ bội thu, còn trăng màu xanh hay lục thì dự báo sẽ có thiên tai.

    Các Món Ăn Tết Trung Thu Truyền Thống Tại Việt Nam

    Chẳng những mang đến không gian lễ hội đầy màu sắc, Trung Thu còn là cơ hội tuyệt vời để thưởng thức các món ăn truyền thống đẹp mắt và thơm ngon. Cùng khám phá xem người Việt Nam ăn gì vào dịp Trung Thu nhé.

    1. Bánh Trung Thu

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Dịp Rằm tháng 8, mọi người có truyền thống cùng nhau thưởng thức bánh Trung Thu hoặc tặng nhau những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon, với hy vọng cuộc sống sẽ tròn đầy, viên mãn như những chiếc bánh kia. Bánh Trung Thu tại Việt Nam đa dạng với hai loại chính: bánh nướng và bánh dẻo. Lớp vỏ bánh làm từ bột mì, bột gạo hoặc bột nếp, bên trong là nhân thượng hạng từ cà phê, trà xanh, đậu xanh, hạt sen, dừa, thịt lợn, thịt gà và nhiều loại hạt khác, tạo nên hương vị thơm ngon và độc đáo. Bánh Trung Thu thể hiện sự đa dạng và sáng tạo trong ẩm thực Việt, là tuyệt phẩm ngon lành không thể bỏ qua!

    2. Cốm

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Vietnamplus
    Cốm, món ăn đặc trưng của mùa thu, có vị ngọt và thơm mùi nếp cơm là một "quà tặng" tuyệt vời mà trời đất ban tặng con người trong dịp Tết Trung Thu. Dù ít được ưa chuộng ở miền Nam, nhưng ở miền Bắc, cốm trở thành một món ăn nổi tiếng không thua kém gì bánh Trung Thu.
    Mùa thu là thời điểm thu hoạch cốm tốt nhất, mang đến sự phong phú và ngọt ngào cho mâm cơm gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn không quen ăn cốm, bạn có thể chế biến nó thành các món ăn hấp dẫn như chả cốm lá sen hay xôi cốm để mâm cơm Tết Trung Thu thêm đặc sắc hơn nhé!

    3. Canh Khoai Môn

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Vietnamnet
    Theo quan niệm dân gian, canh khoai môn được coi là món ăn mang tác dụng trừ tà, diệt ác. Vì vậy, việc ăn canh khoai môn vào ngày Tết Trung Thu được coi là cách xua tan những điều không may mắn, và cầu mong những điều tốt đẹp đến.

    4. Ốc

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Những con ốc là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu. Điều đặc biệt là ốc vào mùa thu thường to, chắc và thơm ngon nhất. Vì vậy, người ta tin rằng việc thưởng thức ốc trong thời gian này sẽ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là mắt.

    5. Chè Trôi Nước

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Chè trôi nước, hay còn được gọi là chè đoàn viên, là món ăn thân quen và không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu. Món chè này mang ý nghĩa về sự gắn kết và sum vầy trong gia đình.
    Hương vị đặc biệt của chè trôi nước được tạo nên từ vỏ ngoài mịn màng, kết hợp với nước đường ngọt thanh và nước dừa thơm béo. Gừng cay nồng cũng là thành phần quan trọng, tượng trưng cho tình cảm ngọt ngào nồng ấm của gia đình.
    Vào dịp Tết Trung Thu, sau khi thưởng thức bữa cơm tối, hãy cùng nhau quây quần bên những chén chè đoàn viên. Đó là cơ hội tuyệt vời để gia đình thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến nhau, đón nhận một mùa trung thu ý nghĩa và ấm áp.

    Phong Tục Đón Tết Trung Thu Ở Việt Nam

    Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và đặc biệt của người dân Việt Nam, thu hút sự quan tâm và yêu thích từ hàng triệu người dân. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, người Việt tổ chức những hoạt động đặc biệt đáng chú ý như múa lân, đốt pháo hoa, làm đèn lồng và thưởng thức những món ăn truyền thống đặc sắc như bánh Trung Thu.
    Đối với người Việt, Tết Trung Thu không chỉ đơn thuần là một dịp lễ vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về gia đình và tình thân. Đây là dịp để các thế hệ gia đình sum họp, chia sẻ niềm vui và tình yêu thương đong đầy. Theo phong tục truyền thống, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ thường bày cỗ những món ăn và đồ uống yêu thích để mừng ngày hội này. Đồng thời, họ còn mua và tự tay làm đủ loại lồng đèn thắp bằng nến để trang trí trong nhà và để các con rước đèn.
    Cỗ mừng Trung Thu thường bao gồm những món tráng miệng hấp dẫn như bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các loại hoa quả tươi ngon khác. Những món này không chỉ ngon miệng mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt.
    Với những nét đẹp văn hóa và tinh thần đoàn kết gia đình, Tết Trung Thu đã trở thành một trong những lễ hội thú vị và đáng nhớ nhất trong năm, tạo nên sự gắn kết và đoàn kết cho cộng đồng người Việt cả trong và ngoài nước.

    Tết Trung Thu Đi Đâu Chơi Cùng Gia Đình? Các Địa Điểm Đón Trung Thu Đặc Sắc Ở Việt Nam

    1. Phố Cổ Hội An

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Trong không khí rộn ràng đón Trung Thu cả nước, Hội An cũng không ngoại lệ khi được khoác lên mình những đèn lồng lung linh và tổ chức nhiều hoạt động đón Trung Thu đầy sôi động. Trong số đó, không thể không nhắc đến hoạt động thả hoa đăng trên sông với ý nghĩa cầu bình an cho gia đình và ước mong một năm đầy an lành.
    Bên cạnh đó, du khách cũng không thể bỏ qua những trò chơi dân gian thú vị như bài chòi và bịt mắt đập nồi - những trò chơi mang tính đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam, mang đến những kỷ niệm đáng nhớ và gợi lại tuổi thơ ngọt ngào. Hội An cũng đang tự hào với nhiều quán ăn mang phong cách cổ điển, đơn sơ, tạo cho du khách không gian yên bình để thưởng thức trà nóng và nhâm nhi bánh ngon, cùng thư giãn giữa không gian lãng mạn và đầy thi vị của một đêm Trung Thu đáng nhớ.

    2. Phố Đèn Lồng Lương Nhữ Học Ở Sài Gòn

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    Đến hẹn lại lên, cả con đường Lương Nhữ Học đã bắt đầu giăng đầy lồng đèn rực rỡ với rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. Nơi đây chinh phục lòng người bởi cảnh quan thơ mộng, ánh sáng lung linh của đèn lồng, cùng những hoạt động phá cỗ - rước đèn vô cùng náo nhiệt. Ngoài ra, phố Lương Nhữ Học còn là nơi sinh sống lâu đời của người Hoa, nên khi ghé thăm, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo và đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa.

    3. Phố Đèn Lồng Hàng Mã

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Báo Lao động
    Mỗi dịp Trung thu đến, phố Hàng Mã trở nên nhộn nhịp, lung linh với sắc màu đồ chơi và đồ trang trí rực rỡ. Trẻ con tại đây sẽ không thể cầm lòng trước những món đồ chơi đa dạng, từ những trò chơi truyền thống như đèn ông sao, mặt nạ, trống cơm... đến những loại đồ chơi hiện đại như ô tô, máy bay điều khiển từ xa,...

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ! 

    Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.

    Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook 

    Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu   

    Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội 

    Gần Hà Nội Có Gì Chơi?  

    Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!

    Đón Tết Trung Thu Ở Nước Ngoài, Tại Sao Không?

    Bên cạnh Việt Nam, có nhiều quốc gia khác cũng chào đón Ngày Hội Trăm Rằm; mỗi địa điểm lại có những phong tục tập quán và nét đẹp riêng. Cùng khám phá bức tranh Tết Trung Thu trên toàn cầu nhé.

    4. Vui Trung Thu Ở Hàn Quốc

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Chuseok là lễ hội truyền thống của Hàn Quốc, có ý nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất vào tháng 8 âm lịch. Vào ngày Chuseok, cả nước Hàn Quốc rơi vào không khí lễ hội, mọi người quây quần bên gia đình, tụ tập tại nhà chính để cùng nhau tưởng niệm tổ tiên và tận hưởng không gian ấm cúng. Sáng sớm, gia đình tiến hành nghi lễ tưởng niệm tại bàn thờ gia tiên. Người dân chuẩn bị các món ăn truyền thống và đặc sản như Songpyeon, canh khoai sọ Toranguk, rượu gạo sindoju...
    Tại một số nơi, người dân thực hiện hoạt động Ganggangsulae, nghĩa là nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, hát và nhảy múa để đón lễ hội. Bên cạnh đó, có các trò chơi truyền thống như kéo co, đấu vật và trình diễn nhạc truyền thống và các hoạt động nghệ thuật thu hút du khách và người dân tham gia.

    5. Phong Tục Đón Tết Trung Thu Ở Thái Lan

    tet-trung-thu
    Ngày Trung Thu ở Thái Lan, còn được gọi là "Lễ Cầu Trăng", diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng khi tất cả mọi người đều tham gia lễ cúng trăng. Trong đêm Trung Thu này, người dân cùng nhau thả những chiếc đèn lồng trời lung linh lên bầu trời, ca ngợi một năm tràn đầy may mắn và hạnh phúc. Bạn có muốn đi du lịch Thái Lan vào dịp Tết Trung Thu để nguyện cầu gặp được “chân ái” không nè?

    6. Chào Trung Thu Ở Singapore

    tet-trung-thu
    Vào đêm Trung Thu, biểu tượng du lịch nổi tiếng của Singapore - sư tử biển Merlion - được thắp sáng lung linh với nhiều màu sắc, tạo nên không khí rực rỡ trên đường phố. Tại công viên Gardens by the Bay, người dân còn tổ chức màn trình diễn lồng đèn lộng lẫy, kết hợp với các tiết mục biểu diễn, nhảy múa dưới ánh trăng tròn, hứa hẹn mang đến một trải nghiệm Tết Trung Thu khó quên cho du khách.
    Tại Singapore, việc tặng bánh trung thu cho nhau trở thành một cử chỉ thể hiện yêu thương và gửi trao tình cảm. Chính vì vậy, mặt hàng này thường xuyên "hết hàng" vào những ngày gần Tết Trung Thu. Ngoài bánh trung thu truyền thống, một số loại mới đã xuất hiện, chẳng hạn như Bloody Mary Snow Skin và Cranberry Cheese.

    Các Gợi Ý Du Lịch Singapore Hàng Đầu:

    Đã đến “Klook” du lịch không lo âu. Bỏ túi ngay các sản phẩm du lịch Singapore bán chạy nhất nhé!

    Tiện ích & phương tiện di chuyển:

    Tour ngày đầy hứng khởi:

    Địa điểm tham quan - Danh lam thắng cảnh: 

    Đừng quên sử dụng mã giảm giả Klook dành cho độc giả Blog Du Lịch của Klook Vietnam nhé.

    7. Nhật Bản Đón Tết Trung Thu Như Thế Nào?

    tet-trung-thu
    Nhật Bản, người dân tổ chức lễ Trung Thu vào 2 lần trong năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga, liên quan đến phong tục ngắm trăng Otsukimi, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Lần thứ hai được tổ chức vào Zyusanya.
    Trong ngày Otsukimi tại Nhật Bản, nét đặc trưng là những chiếc đèn lồng Cá Chép trong hội rước đèn. Cá Chép được coi là biểu tượng của nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại. Người Nhật hy vọng rằng con cái của họ sẽ thừa hưởng những phẩm chất tốt đẹp này. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà còn là dịp để gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức những món ăn truyền thống và tận hưởng không khí trung thu ấm áp.

    8. Vi Vu Hồng Kông - Vui Trung Thu

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Vietnamplus
    Tết Trung Thu ở Hồng Kông kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động thú vị. Điểm nổi bật là buổi diễu hành rồng lửa tại Causeway Bay. Con rồng được tạo nên từ 70.000 cây nhang và pháo hoa, có chiều dài 67m, tạo thành tâm điểm cuốn hút du khách và người dân địa phương.
    Người dân tin rằng khi tham gia điệu múa rồng lửa, họ có thể xua đi mọi điều xui xẻo và mang lại may mắn cho cả năm. Cùng với đó, tại công viên Victoria của Hồng Kông, du khách có thể thưởng thức màn trình diễn lồng đèn lớn nhất thế giới, làm cho cả khu vực sáng bừng lung linh trong bữa tiệc ánh sáng đầy màu sắc.

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Hồng Kông Trọn Bộ

    Du lịch tự túc, có Klook đừng lo! Dưới đây là tất tần tật các tiện ích du lịch và trải nghiệm du lịch Hồng Kông bán chạy nhất. Đừng bỏ lỡ nhé! 

    Tiện ích cần thiết - Du lịch là không lo âu!

    Địa điểm tham quan nổi tiếng: 

    Tour ngày mới mẻ - Lịch trình sáng tạo: 

    Bí kíp ăn uống & mua sắm:

    Đừng quên sử dụng mã giảm giá Klook dành cho độc giả Blog Du Lịch của Klook Vietnam nhé.

    Kinh Nghiệm Du Lịch Tết Trung Thu Dành Cho Bạn

    tet-trung-thu
    Nguồn ảnh: Canva
    Dưới đây là một số mẹo vặt du lịch Tết Trung Thu để tiết kiệm chi phí và tận hưởng những tiện ích đa dạng có sẵn trên Klook để #teamKlook dễ dàng "xê dịch" mùa trăng tròn năm nay:
    1. Đặt phòng và vé xe/máy bay sớm: Để được giá ưu đãi và đảm bảo chỗ ở trong những ngày Tết Trung Thu sôi động, hãy đặt phòng khách sạn và vé xe trước khi đến ngày du lịch. Đặt phòng sớm trên Klook để "săn" được nhiều deal nhất có thể nha.
    2. Tận dụng ưu đãi trên Klook: Klook thường cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt vào dịp Tết Trung Thu. Hãy theo dõi các chương trình giảm giá và khuyến mãi để tiết kiệm chi phí du lịch.
    3. Xem xét chọn ngày đi: Tránh đặt vé vào những ngày cao điểm hoặc ngày lễ để tránh tình trạng vé và phòng đã hết hoặc giá cao. Nếu có thể, chọn ngày đi và trở về vào những ngày bình thường để tiết kiệm chi phí.
    4. Sử dụng dịch vụ thẻ SIM du lịch: Klook cung cấp các dịch vụ thẻ SIM du lịch với giá ưu đãi, giúp bạn tiết kiệm chi phí điện thoại khi du lịch.
    5. Đặt xe di chuyển trước: Nếu bạn có ý định thuê xe di chuyển trong dịp Tết Trung Thu, hãy đặt xe trước để có giá ưu đãi và đảm bảo sẵn xe phục vụ cho hành trình của mình nha.
    Hiểu tất tần tật về ngày Tết Trung Thu thì còn chần chờ gì mà không lên kế hoạch vi vu mùa trăn tròn, Klook nhỉ? Đừng quên rằng bên bạn luôn có Klook với những cẩm nang, bí kíp du lịch siêu hay ho. Klook mong rằng bạn sẽ có một mùa Trung Thu thật sự ý nghĩa và đầm ấm bên người thân, bạn bè bạn nha!
    Bạn đã có chuẩn bị gì cho ngày Tết Trung Thu hay chưa?
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: