• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Cố Đô Hoa Lư, Dấu Ấn Lịch Sử Hào Hùng Dân Tộc Việt

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 30/9/2023
    co-do-hoa-lu
    Cố đô Hoa Lư là nơi mang dấu ấn về một thời kỳ quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Hãy cùng Klook khám phá những giá trị về vùng đất lịch sử hào hùng này.
    Khi nhắc đến những trang sử hào hùng của Việt Nam xưa, không thể không nhắc đến cố đô Hoa Lư - một biểu tượng văn hóa và lịch sử đậm nét của dân tộc. Trong khoảng thời gian từ năm 968 đến năm 1010, Hoa Lư là kinh đô, và là nơi chứng kiến những bước ngoặt quan trọng của đất nước.
    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Cố đô Hoa Lư không chỉ là một di sản văn hóa lớn mà còn là một bức tranh hùng vĩ về sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa tinh hoa của nhân loại và vẻ đẹp của đất trời. Hãy cùng Klook bắt đầu hành trình khám phá cố đô Hoa Lư, nơi thời gian đã để lại những giá trị văn hóa vô cùng ấn tượng trong lòng mỗi người.

    Thuyết Minh Về Lịch Sử Cố Đô Hoa Lư

    Cố đô Hoa Lư, nơi từng là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam. Đây là quê hương của anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, người đã thống nhất đất nước sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân vào năm 968. Trải qua 42 năm tồn tại, cố đô Hoa Lư đã chứng kiến sự thăng trầm của ba triều đại liên tiếp: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý và nhà Trần. Vào năm 1010, kinh đô đã chuyển về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một chương mới cho lịch sử Việt Nam. 
    Ngày nay, di tích cố đô Hoa Lư là một trong những khu di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là một trong ba khu vực của danh thắng Tràng An, nơi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

    Cố Đô Hoa Lư Ở Đâu?

    Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nơi tiếp giáp giữa hai huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư của tỉnh Ninh Bình.

    Kinh Nghiệm Du Lịch Kinh Đô Hoa Lư

    Du Lịch Cố Đô Hoa Lư Vào Thời Gian Nào?

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Thời điểm thích hợp để du lịch Hoa Lư là từ tháng 3 đến tháng 5. Khoảng thời gian này, thời tiết thường ổn định, có nắng nhẹ và không quá nóng, tạo điều kiện thuận lợi để bạn khám phá các di tích lịch sử và tận hưởng cảnh quan thiên nhiên.
    Nếu bạn muốn ngắm những cánh đồng lúa chín vàng ươm thì thời gian cuối tháng 5 là một thời điểm hoàn hảo. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tham gia vào các lễ hội truyền thống như hội Trường Yên (hội Cờ Lau) thì hãy đến Ninh Bình vào tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để hiểu sâu hơn về văn hóa của nơi này.

    Hướng Dẫn Cách Đi Cố Đô Hoa Lư Tự Túc Từ Hà Nội

    Để đến Cố Đô Hoa Lư, bạn có thể lựa chọn một trong những phương tiện sau:
    • Phương tiện cá nhân: với khoảng cách tầm 100 km, bạn có thể chọn đi bằng xe máy, xe ô tô, hoặc  thuê xe và tự lái đến cố đô Hoa Lư theo lộ trình cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Phủ Lý - Ninh Bình. Thời gian di chuyển sẽ từ 2 -3 giờ tùy theo lưu lượng giao thông và tốc độ di chuyển.
    • Xe khách: từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể bắt đầu di chuyển từ bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Bát Giáp. Hãy đặt vé trực tuyến trước để đảm bảo bạn có chỗ ngồi, đặc biệt vào các dịp lễ cần đặt trước 3 - 7 ngày. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hoa Lư Ninh Bình khoảng 1 tiếng 40 phút.
    • Tàu hỏa: với thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng, bạn có thể di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình bằng tàu hỏa với giá vé từ 90.000 đồng đến 190.000 đồng/lượt. Sau khi đến Ninh Bình, bạn tiếp tục đến cố đô Hoa Lư bằng xe ôm, xe máy hoặc taxi. Khoảng cách từ trung tâm Ninh Bình đến Hoa Lư chỉ khoảng 8km, tầm 15 phút đi xe.

    Giá Vé Tham Quan Cố Đô Hoa Lư

    Giá vé tham quan Hoa Lư 2023 như sau:
    • Người lớn: 20.000 đồng/vé
    • Trẻ em trên 1m2: 20.000 đồng/vé
    • Trẻ em dưới 1m2: miễn phí
    Vui lòng lưu ý rằng thông tin về giá vé có thể thay đổi theo thời gian và chính sách của khu di tích. Trước khi đến tham quan, bạn nên kiểm tra lại thông tin về giá vé mới nhất từ nguồn tin đáng tin cậy hoặc trang web chính thức của cố đô Hoa Lư.

    Các Lễ Hội Truyền Thống Ở Cố Đô Hoa Lư

    Diễn ra thường niên từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội Trường Yên (lễ hội Cờ Lau) là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất được tổ chức ở cố đô Hoa Lư. Đây là lễ lội nhằm tôn vinh Đinh Bộ Lĩnh - vị anh hùng xây dựng kinh đô Hoa Lư và lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. Lễ hội mang trong mình tinh thần tôn kính và tưởng nhớ người đã khai sáng và góp phần quan trọng trong việc thống nhất của dân tộc Việt qua các triều đại Đinh, Lê, Lý. Ngày nay, lễ hội vẫn gìn giữ các yếu tố văn hóa và nghệ thuật dân gian độc đáo, và đang hướng tới việc trở thành Quốc lễ. 
    Bên cạnh lễ hội Trường Yên thì vẫn còn rất nhiều lễ hội dân gian diễn ra ở cố đô Hoa Lư như lễ hội chùa Kim Ngân, lễ hội chùa Nhất Trụ, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Trần, lễ hội động Thiên Tôn,...

    Một Số Lưu Ý Khi Tham Quan Cố Đô Hoa Lư

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bạn tham quan cố đô Hoa Lư:
    • Bạn cần đảm bảo mặc trang phục lịch sự và mang giày thoải mái khi tham quan các di tích lịch sử. 
    • Chuẩn bị đủ nước uống và thức ăn nhẹ để duy trì sức khỏe và năng lượng trong suốt thời gian tham quan.
    • Chú ý tuân thủ quy định của Ban Quản lý khu di tích.

    Khám Phá Các Công Trình Kiến Trúc Cố đô Hoa Lư

    1. Đền Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Đền vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư sở hữu lối kiến trúc độc đáo với kiểu nội công ngoại quốc, nối liền nhà tiền đường và nhà hậu đường, tạo thành hình chữ nhật bao quanh các công trình. 
    Bên cạnh đó, đền vua Đinh Tiên Hoàng cũng được xây dựng theo mô hình đăng đối trên trục thần đạo. Công trình bắt đầu từ hồ Bán Nguyệt và kết thúc tại Chính Điện. Đi từ bên ngoài vào, bạn sẽ thấy Ngọ Môn Quan với bốn chữ Hán “Bắc môn tỏa thược được”, khi qua cổng và nhìn lại, bạn sẽ thấy thêm bốn chữ “Tiền Triều Phượng Các”. Trước đền, Hồ Bán Nguyệt được xây theo kiểu cung đình và được trồng nhiều hoa súng.
    Trong đền, có 3 tòa chính: Bái Đường, Thiêu Hương và Chính Cung. Trước gian giữa của Bái Đường có sập Long Sàng làm từ đá xanh nguyên khối kết hợp với nghệ thuật chạm khắc đẹp mắt. Tòa Chính Cung có năm gian, gian giữa thờ tượng vua Đinh Tiên Hoàng. Tượng vua được sơn vàng, đội mũ Bình Thiên, ngồi trên sập đá. Cạnh bên là tượng thờ con cháu của vua.

    2. Đền Thờ Vua Lê Đại Hành

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Đền thờ vua Lê là một trong những di tích có giá trị tại Cố Đô Hoa Lư. Được xây dựng cùng thời với Đền Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng vào thế kỷ 17, đền này mang trong mình nét kiến trúc khá giống với đền vua Đinh khi duy trì nguyên vẹn lối kiến trúc, điêu khắc của thời kỳ Hậu Lê.
    Với ba toà gồm Bái Đường, Thiêu Hương và Chính Cung, đền thờ vua Lê Đại Hành mang kiểu dáng thấp hơn, có những thanh xà, cột và bức đại tự sơn vàng tạo nên vẻ uy nghiêm cổ kính. Tòa Bái Đường có năm gian, trang trí ba tấm biển lớn sơn son thếp vàng. Trong đó, tấm biển ở gian giữa ghi dòng chữ "Trường Xuân Linh Tích", tấm bên phải ghi "Dương Thần Vũ", và tấm bên trái ghi "Xuất Thánh Minh". 
    Tòa Thiêu Hương xây theo kiến trúc ống muống, thờ tứ trụ triều Tiền Lê. Cuối cùng, tòa Chính Cung với năm gian, tượng vua Lê Đại Hành được đặt trên bệ đá ở gian giữa. Gian bên trái có tượng hoàng hậu Dương Vân Nga, còn gọi là tượng Bảo Quang Hoàng Thái Hậu. Gian bên phải đặt tượng Lê Long Đĩnh, con thứ 5 của vua Lê Đại Hành và là vua thứ 3 của nhà Tiền Lê.

    3. Đền Thờ Công Chúa Phất Kim

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Wikipedia
    Đền thờ công chúa Phất Kim, còn được gọi là đền Thục Tiết Công Chúa, được xây dựng trong thế kỷ XVII, trong triều đại Lê Trung Hưng. Đền được đặt tại nền cung Vọng Nguyệt, nơi ở của công chúa Phất Kim.
    Đền được xây dựng từ đá vôi và gạch. Cấu trúc đền thờ công chúa Phất Kim gồm nhiều tầng, mỗi tầng có cửa vào và cửa ra riêng. Bên cạnh đó, đền còn được trang trí bởi nhiều tác phẩm điêu khắc và họa tiết tinh tế đẹp mắt.

    4. Hoa Lư Tứ Trấn

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Hoa Lư Tứ Trấn là bốn vị thần được tôn vinh trong tín ngưỡng dân gian Ninh Bình, trấn giữ bốn hướng đông, tây, nam và bắc của cố đô Hoa Lư.
    Tương truyền, các vị thần này có công giúp đỡ, che chở kinh đô Hoa Lư nên được vua Đinh Tiên Hoàng lập đền thờ ở 4 hướng cửa ngõ vào kinh thành. Phía đông là đền thờ thần Thiên Tôn, phía tây là đền thờ thần Cao Sơn, phía nam có đền thần Quý Minh, và ở cửa ngõ phía bắc là đền thần Không Lộ. Những ngôi đền thờ này không chỉ là biểu tượng của lòng tôn kính với thần linh, mà còn là một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của cố đô Hoa Lư.

    Những Điểm Tham Quan Nổi Tiếng Gần Cố Đô Hoa Lư

    1. Hang Múa

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Tọa lạc tại huyện Hoa Lư, hang Múa nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên độc đáo và hoang sơ. Để chinh phục đỉnh núi Múa, bạn sẽ phải leo bộ gần 500 bậc thang. Tuy hành trình leo núi vất vả, nhưng bạn sẽ được đền đáp bằng cảnh quan tuyệt vời tại đỉnh núi. Từ đây, bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh vùng đất Ninh Bình với những cánh đồng lúa xanh mướt, dòng sông uốn lượn và những dãy núi đá vôi đặc trưng của khu vực.

    2. Tam Cốc - Bích Động

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Tam Cốc - Bích Động trải rộng trên diện tích 350,3ha, là một kỳ quan thiên nhiên gồm hệ thống hang động trong núi đá vôi kết hợp với phong cảnh làng quê thanh bình. Khi đến đây, bạn sẽ có cơ hội khám phá quần thể ba hang, đền Thái Vi, động Thiên Hương, chùa Bích Động, chùa Linh Cốc và Cổ Viên Lầu. 

    3. Chùa Bái Đính 

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây của cố đô Hoa Lư. Nơi đây bao gồm khu chùa cổ và khu chùa mới xây dựng năm 2003. Với tuổi đời trên 1.000 năm, chùa mang kiến trúc cổ kính đặc trưng thời xưa. Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh và mát mẻ. Đi dọc hành lang tượng la hán, bạn sẽ thấy các khu vườn với nhiều cây xanh, đặc biệt là cây bồ đề mang về từ chùa Ấn Độ.
    Chùa Bái Đính không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là điểm du lịch tâm linh, sinh thái nổi tiếng với nhiều kỷ lục như: có chuông đồng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Thích Ca cao nhất và nặng nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á, và nhiều kỷ lục khác.

    4. Khu Du Lịch Sinh Thái Tràng An

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Khu du lịch sinh thái Tràng An, tọa lạc tại tỉnh Ninh Bình, là một điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích hòa mình với thiên nhiên và muốn khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi đá vôi và sông nước thanh bình.
    Hoạt động nổi bật của khu du lịch này là hệ thống thuyền đò dạo chơi qua các con sông, cửa hang và động. Đây hứa hẹn sẽ là trải nghiệm tuyệt vời khi bạn được đi qua những cảnh quan tươi đẹp, hùng vĩ, từ những ngọn núi đá vôi độc đáo đến những hang động kỳ bí. Ngoài việc tham quan các cảnh quan thiên nhiên, bạn còn có cơ hội khám phá các ngôi đền, chùa và lăng mộ lịch sử tại khu du lịch. 

    5. Chùa Vàng Ninh Bình

    co-do-hoa-lu
    Nguồn ảnh: Canva
    Chùa Vàng Ninh Bình được xây dựng theo kiến trúc bát giác với 8 cạnh, mỗi cạnh tượng trưng cho một vị nguyên thần trong thời kỳ 12 sứ quân. Chùa Vàng thờ các vị nguyên thần như Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Ngô Xương Xí, Phạm Bạch Hổ, Kiều Thuận, Nguyễn Khoan và Đỗ Cảnh Thạc.
    Điểm đặc biệt là toàn bộ kiến trúc của chùa được làm từ gỗ lim đen, với mái ngói theo phong cách cổ điển có hình ảnh mái đao với đuôi cong vút lên, tạo nên vẻ trầm mặc. Thiết kế của chùa cũng tạo ra không gian ba chiều, mang lại cảm giác thanh thoát và yên bình.

    Cẩm Nang Ăn Uống Ở Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình Cực Hấp Dẫn

    co-do-hoa-lu
    Khi đặt chân đến Hoa Lư, bạn không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp lịch sử mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng đất này. Đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức cơm cháy, thịt dê núi Ninh Bình, ốc núi Ninh Bình, cá rô đồng... để cảm nhận tinh hoa ẩm thực đặc trưng của cố đô Hoa Lư và có thêm những trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến đi này.

    Các Khách Sạn Và Nhà Nghỉ Gần Cố Đô Hoa Lư

    Dưới đây là danh sách một số khách sạn và nhà nghỉ gần cố đô Hoa Lư Klook gợi ý cho bạn:

    1. The Vancouver Hotel Ninh Bình

    Khách sạn này mang đến không gian thoải mái với các phòng ấm cúng và tiện nghi hiện đại. Du khách có thể tận hưởng cảm giác yên bình và hòa mình vào thiên nhiên xanh mướt xung quanh.
    • Địa chỉ: 01 ngõ 75, đường Lương Văn Tụy
    • Giá phòng: từ 1 triệu/đêm

    2. Khách sạn Vissai

    Với thiết kế hiện đại và tiện nghi cao cấp, đây là nơi lý tưởng để thư giãn sau một ngày dạo chơi và khám phá. Khách sạn cũng cung cấp các dịch vụ như nhà hàng phục vụ các món ẩm thực địa phương và quốc tế, giúp du khách tận hưởng không chỉ vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nền văn hóa phong phú của khu vực.
    • Địa chỉ: số 848, đường Trần Hưng Đạo
    • Giá phòng: từ 1 triệu/đêm

    3. Ninh Bình Legend Hotel

    Ninh Bình Legend Hotel mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc đương đại và vẻ đẹp truyền thống, tạo nên không gian độc đáo và quyến rũ. Từ khách sạn, du khách có thể dễ dàng tiếp cận các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lư. 
    • Địa chỉ: số 177, đường Lê Thái Tổ, khu đô thị Xuân Thành
    • Giá phòng: từ 1 triệu/đêm

    4. Tràng An Eco Homestay Ninh Bình

    Homestay nằm trong khu vực xung quanh cố đô Hoa Lư, mang đến không gian yên bình, không khí trong lành và cơ hội khám phá cuộc sống nông thôn truyền thống của người dân địa phương.
    • Địa chỉ: số 479B, thôn Thạch Bàn
    • Giá phòng: từ 500.000 đồng/đêm

    5. O Zoli Home

    O Zoli Home là một lựa chọn thuận tiện cho du khách muốn thư giãn và khám phá vùng đất gần cố đô Hoa Lư. Với phong cách thiết kế hiện đại và tiện nghi đầy đủ, O Zoli Home mang đến không gian ấm cúng và thoải mái. 
    • Địa chỉ: số 18, đường Trần Hưng Đạo
    • Giá phòng: từ 500.000 đồng/đêm
    Với lịch sử lâu đời, vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỹ và nền ẩm thực phong phú, cố đô Hoa Lư không chỉ là điểm đến để khám phá và trải nghiệm mà còn là cơ hội để bạn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
    Rủ rê cạ cứng đến chiêm ngưỡng văn hóa và bản sắc dân tộc tại Cố Đô Hoa Lư thôi bạn ơi!
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: